Tủ thuốc gia đình và những điều cần lưu ý

Tủ thuốc gia đình nhà bạn có an toàn

Ngày nay, trình độ hiểu biết về sức khỏe dần được phổ cập trong quần chúng. Hầu như gia đình nào cũng có một tủ thuốc gia đình. Tuy nhiên, do thiếu quan tâm nên tủ thuốc gia đình thường không hữu hiệu và đôi khi còn gây hại nữa.

Tủ thuốc gia đình nhà bạn có an toàn
Tủ thuốc gia đình nhà bạn có an toàn

Có rất nhiều loại tủ đựng thuốc trong gia đình mà bạn có thể lựa chọn và mua dễ dàng sao cho phù hợp với không gian nhà bạn: Bạn có thể lựa chọn tủ thuốc sách tay nếu nhà bạn rộng rãi, nhiều tầng, hay tủ treo tường cố định….

Các loại thuốc cần có trong tủ thuốc gia đình:

Việc xác định từng đối tường người thân trong gia đình nhà bạn, sẽ giúp tủ thuốc gia đình nhà bạn là một nơi sơ cứu hiệu quả. Ví dụ: Trẻ con thì luôn có thuốc hạ sốt, Người già bị cao huyết áp, người hen suyễn sẽ có thuốc cắt những cơn hen suyễn hay cao huyết áp đột ngột kịp thời….

Thuốc giảm đau, hạ sốt: Thông thường nhất là Paracetamol với các liều 325, 500mg cho người lớn và 80, 150mg cho trẻ em dưới dạng viên, gói, thuốc giọt, siro. Cũng có thể để sần thuốc trị cảm sốt, sổ mũi mà công thức thường chứa Paracetamol (giảm đau. hạ sốt), Clorpheniramin (chống dị ứng thời tiết)…

Thuốc giảm ho, long đờm: Thường chứa Terpin, Codein làm giảm ho, long đờm. Tuy nhiên, cần nhớ là thuốc chứa codein không nên dùng cho người ho do hen suyễn, suy hô hấp, phụ nữ mang thai hoặc cho con bú và trẻ em dưới 5 tuổi.

Hiện nay, một loại thuốc giảm ho nữa cũng được dùng nhiều là Dextromethorphan. Nếu trong gia đình có người bị suyễn, có thể để sẵn trong tủ thuốc gia đình các loại thuốc hen suyễn do bác sỹ chỉ định điều trị dài hạn để cắt cơn hen suyễn về đêm.

Thuốc đường tiêu hóa: Gồm có thuốc sát trùng đường ruột, trị tiêu chảy và nên cỏ thêm gói Oresol để bù nước khi bị sốt, ói, tiêu chảy gây mất nước trong cơ thể.

Thuốc dùng ngoài da: Thuốc nhỏ mắt, thuốc đỏ, oxy già, dầu gió, bông gòn, band aid để băng vết thương nhỏ, nhiệt kế.

Có thể tham khảo với một nhà thuốc quen để mua các nhóm thuốc thích hợp. Thuốc Việt Nam hiện nay khá tốt và đủ các loại thuốc thông thường nên có thể dùng thuốc nội với giá rẻ hơn nhiều so với thuốc ngoại trong tủ thuốc gia đình nhà bạn.

Đừng để tủ thuốc gia đình biến lợi thành hại

Tủ thuốc gia đình góp phần bảo vệ sức khỏe nhưng cũng cần thận trọng để tránh nhầm lẫn hoặc để trẻ em nghịch thuốc gây ra ngộ độc. Vì thế, thuốc viên rời nên bỏ vào lọ đậy kín, ghi nhãn, tên thuốc, hàm lượng, hạn dùng. Thuốc người lớn và trẻ em để riêng.

Thuốc uống theo toa cần để riêng với toa, vì có thể là thuốc độc. Thuốc nhỏ mắt, khỉ dã sử dụng không nên dùng quá 15 ngày. Thuốc viên rời không nên để quá 3 tháng dù còn hạn dùng.

Thuốc cảm được phổ biến đại trà trên các phương tiện thông tin đại chúng nhưng các thông tin y học thế giới gần đây dâ khuyên không nên lạm dụng thuốc cảm (thường phối hợp Paracetamol + phenylpropanolamine + chlorpheniramine) chứa phenylpropanolamin (PPA).

Từ trước đến nay, các loại thuốc cảm có chứa PPA thường được bán tự do nhưng vẫn phải tôn trọng liều dùng.

Thông thường, cứ 5 ngày theo liều dược hướng dẫn và chú ý các chống chỉ định (liều dùng cho người cao huyết áp, tiền căn tai biến mạch máu não). Ngoài ra, nếu gặp những phản ứng nghi ngờ sau khi dùng thuốc như hồi hộp, nhức đầu, nôn ọe, ngưng thuốc và báo cho bác sỹ điều trị biết.

Khi mang thai hoặc cho con bú, muốn dùng thuốc cần hỏi ý kiến bác sỹ, dược sỹ dù rằng trước đó đã từng dùng qua. Thuốc trong tủ thuốc gia đình chỉ nhằm trị triệu chứng (nhức đầu, nhức răng, nóng sốt…). Do đó, không nên dùng quá ba ngày.

Sau ba ngày không bớt nên đi khám bác sĩ để tìm nguyên nhân bệnh. Có thể tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ quen để bổ sung thuốc thông thường dùng trong tủ thuốc gia đình.

Những điều cần lưu ý về bảo quản thuốc trong gia đình:

Khi để tủ thuốc ở nơi có ánh nắng mặt trời chiếu vào làm thuốc dễ bị hư hỏng. Nếu trong nhà có trẻ em hay nghịch phá nên có thêm khóa để tránh việc trẻ tự ý lấy thuốc chơi đùa hay tự uống.

Sau 3 tháng nên kiểm tra định kỳ và loại bỏ các loại thuốc: Thuốc quá hạn dùng, thuốc lẻ không nhớ là thuốc gì, thuốc không nhãn hiệu hoặc có nhãn nhưng không biết rõ hàm lượng, thuốc qua cảm quan thấy đã biến tính (thuốc viên bọc đường đã nứt hoặc chảy phần áo đường, viên thuốc nén đã bị bể hoặc bắt đầu nát, thuốc ống uống có lợn cợn…).

Dọn dẹp sạch sẽ và sắp xếp lại thuốc (thuốc dùng trong, thuốc dùng ngoài, thuốc người lớn. thuốc trẻ em, thuốc dùng theo toa bác sĩ theo nguyên tắc căn bản “dễ thấy, dễ lấy, dễ tìm”.

Với những thuốc thường có trong gia đình, người nhà nên tham khảo thêm các tài liệu khoa học liên quan đến thuốc (tối thiểu cũng phải dọc hướng dẫn sử dụng thuốc dù chỉ mua lẻ vài viên) để hiểu rõ ngoài tác dụng trị bệnh, còn biết thêm tác dụng phụ, thận trọng, liều thông thường cho người lớn, cho trẻ em, chống chỉ định tức những ai không dùng được thuốc (cao huyết áp, loét dạ dày, suy thận…).

Một vài hiểu biết thêm về tủ thuốc gia đình sẽ giúp mang lại sự hữu dụng thật sự trong gia đình khi cần đến thuốc.

Xem thêm bệnh
Những sai lầm thường gặp khi tự dùng thuốc
Đột quỵ và bán thân bất toại

Rate this post