Chăm sóc bệnh nhân Ung Thư Đại Tràng – Trực Tràng

Sau đây là cẩm nang ung thư đại trực tràng giúp chăm sóc bệnh nhân ung thư đại trực tràng một cách hiệu quả, giúp bệnh nhân cải thiện tâm lý cũng như sức khỏe về bệnh đường tiêu hóa của mình hơn.

1. Đại – trực tràng là gì?

Đại – trực tràng hay còn gọi ruột già (intestinum crassum) là phần át và cuối cùng đường tiêu hóa trong cơ thể, là nơi cuối cùng tiếp nhận thức ăn đã được tiêu hóa và hấp thụ phần lớn trước khi đào thải ra ngoài, chúng dài khoảng 1,5 m ở người trưởng thành, uốn lượn thành một cái vòng khung nên thường gọi là khung đại tràng. Vòng khung đại tràng gồm đại tràng phải, bắt đầu từ manh tràng nơi từ ruột non đi vào ruột già đi lên, nối với đại tràng ngang, sang đại tràng trái xuống đại tràng xích ma (sigma) nối với trực tràng. Đại tràng có chức năng chính là tận thu chất dinh dưỡng trong thức ăn, thu dọn chúng và tống thải cặn bã ra ngoài.

2. Ung thư đại – trực tràng là gì?

Trên toàn cầu, ung thư đại – trực tràng còn gọi là ung thư ruột già. Loại ung thư này thường gộp đứng hàng thứ hai ở nữ và hàng thứ ba ở nam, giới, gây tử vong đứng hàng thứ tư sau ung thư phổi, ung thư dạ dày và ung thư gan.

Bạn có khả năng bị ung thư đại – trực tràng không?

  Hiện chưa biết nguyên nhân chính xác, tuy nhiên đã biết các yếu tố nguy cơ:

– Polyp ở đại – trực tràng.

– Viêm loét đại tràng nhiều năm hoặc bệnh Crohn.

– Chế độ ăn nhiều chất béo, ăn nhiều thịt đỏ, uống nhiều rượu, béo phì, hút thuốc lá, ít vận động thân thể.

– Nếu trong gia đình có bố mẹ và anh em ruột bị ung thư đại – trực tràng thì khả năng mắc ung thư này cao gấp 2-3 lần so với người không có tiền sử gia đình bị ung thư đại – trực tràng

3. Chẩn đoán ung thư đại – trực tràng

Dấu hiệu nào để nhận biết?

Có thể khởi phát từ bất cứ đoạn nào trên đại tràng hoặc trực tràng, ung thư xuất phát từ lớp trong cùng của thành ruột (niêm mạc) sau đó xâm lấn ra ngoài các lớp khác của thành ruột. Ung thư ở mỗi vị trí trên khung đại – trực tràng sẽ biểu hiện các triệu chứng khác nhau. Thường thì bệnh ung thư đại tràng sẽ không có biểu hiện gì trong một thời gian dài ủ bệnh nhưng khi có bất kỳ triệu chứng nào dưới đây cần đi khám ngay:

– Đi đại tiện có máu với tần suất ít hay thường xuyên mà

không rõ nguyên nhân.

– Thay đổi liên tục trong thói quen đi đại tiện: táo bón, tiêu chảy hoặc táo bón và tiêu chảy xen kẽ nhau, phân có kèm theo chất nhầy.

– Đau quặn bụng và đại tiện có mót rặn thường xuyên mà không rõ nguyên nhân.

– Mệt mỏi, khó thở, chóng mặt: đây là dấu hiệu của chứng thiếu máu do mất máu.

– Giảm cân nhanh chóng.

Làm thế nào để định bệnh chính xác?

Thăm khám trực tràng: phương pháp này được tiến hành đơn giản. Bác sĩ cho ngón tay (có mang găng) vào trực tràng để kiểm tra xem có khối u nào không.

Chụp hình đại tràng với chất cản quang: trước khi tiến hành phương pháp này bạn sẽ được sử dụng thuốc xổ hết phân ra ngoài. Sau đó, dung dịch có tính cản quang  được tiêm vào người bọn, giúp hình ảnh ruột già được hiển thị trên phim khi chụp X-quang. Dựa vào hình ảnh này sẽ tìm ra được những bất thường trong đại – trực tràng.

–  Xét nghiệm tìm máu ẩn trong phân (Fecal occult blood test – FOBT): nếu có sẽ tiếp tục làm các xét nghiệm khác để kiểm tra nguyên nhân chảy máu, tìm polyp hay ung thư.

Xét nghiệm DNA phân: xét nghiệm này giúp tìm tế bào ung thư hoặc polyp tiền ung thư.

Chụp cắt lớp (chụp CT scanner) ruột già: để tìm polyp hoặc ung thư.

Để phát hiện và chữa trị sớm ung thư đại – trực tràng thì cách tốt nhất là nội soi đại tràng toàn bộ, đặc biệt là đối với người có nguy cơ cao.

Nội soi đại – trực tràng toàn bộ là gì?

Đây là phương pháp nội soi đại tràng rất an toàn và không có hại cho sức khỏe, được Hội nội soi Tiêu hóa Hoa Kỳ chấp nhộn.

Phương pháp này được thực hiện tại bệnh viện với sự hỗ trợ gây mê nên bệnh nhân không cảm thấy khó chịu. Bác sĩ kiểm tra trực tràng và toàn bộ đại tràng bằng một ống sáng và dài (ống nội soi đại tràng).

Khối u phát triển tiền ung thư và ung thư trong toàn bộ đại tràng được tìm thấy sẽ được lấy ra hoặc sinh thiết.

Chuẩn bị trước và sau nội soi đại tràng

Bữa tối trước ngày soi đại tràng, bệnh nhân ăn uống bình thường, nhưng không ăn rau và chất xơ.

– Nếu đại tiện hàng ngày bình thường: cần uống thuốc rửa ruột trong khoang 3 giờ.

– Nếu bị táo bón: cần uống thuốc nhuận tràng làm mềm phân trong 3-4 ngày để giúp đại tiện bình thường trước khi soi.

– Nếu nghi ngờ bán tắc ruột như đau bụng thành cơn, không đại tiện được: cần phải thụt tháo làm sạch đại tràng trước khi soi.

– Đối với những người trên 50 tuổi nên xét nghiệm công thức máu và đông máu trước khi nội soi, vì nếu phát hiện có polyp sẽ tiến hành cắt luôn trong quá trình nội soi, tránh phải nội soi lần sau.

Đối với nội soi đại tràng có tiền mê và gây mê, sau khi nội soi bệnh nhân không tự điều khiển các phương tiện giao thông.

Đánh giá mức độ lan tràn của bệnh để làm gì?

Nêu kết quả sinh thiết có tế bào ung thư, bác sĩ sẽ kiểm tra mức độ bệnh lan rộng để lập kế hoạch điều trị tốt nhất. Các mức độ được dựa vào việc xác định các khối u đã xâm lấn các mô lân cạn và đã lan rộng hay chưa và lan tới những bộ phận nào của cơ thể.

Giai đoạn 0: Ung thư chỉ được tìm thấy ở lớp niêm mạc trong cùng của đại tràng hoặc trực tràng. Ung thư biểu mô (từ chuyên môn là carcinom) tại chỗ là một tên gọi khác của ung thư đại – trực tràng giai đoạn 0.

Giai đoạn I: Khối u (khối bướu) đã phát triển vào thành trong của đại tràng hoặc trực tràng. Khối u chưa vượt qua thành đại tràng.

Giai đoạn II: Khối u phát triển sâu hơn vào trong hoặc xuyên qua thành đại tràng, trực tràng. Nó có thể đã xâm lấn các mô lân cạn, nhưng các tế bào ung thư chưa ổn lan đến các hạch bạch huyết (hạch lympho).

Giai đoạn III: Ung thư đã lan đến các hạch bạch huyết gần đó, nhưng chưa đến các bộ phận khác của cơ thể.

Giai đoạn IV: Ung thư đã lan ra các bộ phận khác của cơ thể, chẳng hạn như gan hoặc phổi.

Tái phát: Đây là ung thư đã được điều trị và tái phát trở lại sau một khoảng thời gian tại đại tràng hay trực tràng, hoặc tại một bộ phận khác của cơ thể.

4. Điều trị bệnh ung thư đại – trực tràng

A. Phẫu thuật (hay phẫu trị)

Đây là phương pháp được lựa chọn đầu tiên trong điều trị nhằm cắt bỏ khối u và các hạch lympho lân cận.

Phương pháp này được thực hiện bằng phẫu thuật nội soi ổ bụng hoặc phẫu thuật mở khoang bụng (kinh điển).

Sau phẫu thuật cắt bỏ khối u, có thể sử dụng hóa trị hay không còn tùy thuộc ung thư ở giai đoạn nào.

Ở giai đoạn III, thường thì được hóa trị hỗ trợ để tăng khả năng kiểm soát bệnh. Bác sĩ sẽ cân nhắc hóa trị hỗ trợ trong một số tình huống đặc biệt của giai đoạn II.

Ở giai đoạn IV, hóa trị có tác dụng ngăn chặn sự lan rộng thêm của

các tế bào ung thư

Chăm sóc sau mổ

Mục đích của việc chăm sóc và theo dõi sau mổ là tìm ra những biểu hiện sớm của các triệu chứng tái phát nhằm tạo cơ hội điều trị tốt nhất. Phát hiện tái phát càng sớm thì kết quả điều trị càng cao. Có thể được xem xét mổ lại khi tái phát còn khu trú tại chỗ.

Sau mổ, bệnh nhân được chăm sóc và theo dõi một cách chặt chẽ cũng giống như những cuộc mổ lớn khác, ví dụ: mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở và duy trì dịch truyền vài ngày đầu sau mổ nhàm cân bằng nước, điện giải.

Chăm sóc sau mổ rất quan trọng, không chỉ giúp mau hồi phục mà còn giảm thời gian nằm viện từ 1- 4 ngày.

Việc chăm sóc sau mổ sẽ được các bác sĩ đặt trọng tâm vào giảm đau sau mổ, tập vận động sớm, tập vật lý trị liệu và chế độ dinh dưỡng.

Tập vận động sớm sau mổ

Bệnh nhân có thể tập vận động, tập hít thở và ăn uống trở lại sớm vào ngày thứ nhất sau mổ, không cần thiết chờ đợi khi có nhu động ruột trở lại như quan điểm trước đây.

Hạn chế đặt ống thông như ống thông mũi – dạ dày, ống thông tiểu… chỉ đặt khi thật sự cần thiết, các bác sĩ sẽ thăm khám bụng mỗi ngày, theo dõi sát sự hoạt động trở lại của ruột.

Hậu môn nhân tạo

Nhiều trường hợp ung thư được chỉ định cắt bỏ đại tràng và sử dụng hậu môn nhân tạo tạm thời hoặc vĩnh viễn, để đưa các chất thải ra ngoài cơ thể. Phân di chuyển trong lòng ruột qua chỗ mở này và thoát ra ngoài vào một túi gắn ở thành bụng.

Các lỗ thoát này không có van hoặc cơ nên sẽ không thể kiểm soát sự di chuyển của phân ra ngoài. Khi được lắp đặt hậu môn nhân tạo, thông thường bệnh nhân càn mốt một khoảng thời gian để làm quen và sử dụng thành thạo trong sinh hoạt.

Tác động lớn nhất của hậu môn nhân tạo là ảnh hưởng về tâm lý. Người sử dụng thường lo lắng về việc có thể tiếp tục sinh hoạt và làm việc bình thường hay không, bị xa lánh vì mùi hôi từ hậu môn nhân tạo hay những ảnh hưởng đến kinh tế gia đình….

Bởi vậy, khi cần phải lắp đặt hậu môn nhân tạo, người bệnh cần được tư vấn tâm lý trước và sau phẫu thuật.

Chăm sóc hậu môn nhân tạo

Trong vòng 24 – 48 giờ đầu tiên sau khi mổ, hậu môn nhân tạo sẽ thoát chất nhầy kèm theo máu, trong thời gian này người bệnh sẽ được nuôi ăn bằng đường tĩnh mạch.

Thông thường, khí và chất thải sẽ thoát ra lỗ hậu môn nhân tạo trong vòng 72 giờ, bệnh nhân có thể bắt đầu ăn thức ăn mềm và độc dần. Trong 8 – 24 giờ sau mổ, có thể ra khỏi giường và xuất viện trong 2 – 4 ngày.

Cần lưu ý: chọn loại túi thích hợp và thường xuyên thay đổi túi, chăm sóc cẩn thận vùng da xung quanh miệng hậu môn nhân tạo, chế độ ăn uống cần duy trì chức năng tiêu hóa, tránh thức ăn cứng, thức ăn khó tiêu và táo bón.

Hậu môn nhân tạo sẽ gây ra một số hạn chế: giới hạn về ăn uống, thể thao, làm việc, du lịch… cần tránh các hoạt động thể lực mạnh, nâng các vật nặng hoặc tiếp xúc với môi trường ô nhiễm.

B. Hóa trị

Vai trò của hóa trị

Hóa trị là một trong những phương pháp điều trị ung thư, bằng cách sử dụng một hay nhiều loại thuốc phối hợp, nhằm tiêu diệt các tế bào ung thư. Trong ung thư đại – trực tràng, hóa trị là biện pháp chủ yếu được dùng sau phẫu thuật, mục đích làm giảm nguy cơ tái phát.

Hóa trị cũng có thể được sử dụng trước phẫu thuật nhàm làm giảm kích thước của khối u, giúp việc phẫu thuật loại bỏ các khối u này dễ dàng hơn và có thể tránh được việc phải dùng hậu môn nhân tạo vĩnh viễn. Tùy theo đặc điểm và vị trí khối u, bác sĩ sẽ thiết lập một liệu trình điều trị phù hợp.

Những tác dụng ngoài ý muốn do hóa trị

Hóa chất trị liệu là những thứ thuốc rất mạnh đã được chế tạo để tiêu diệt những tế bào đang phát triển nhanh chóng.

Bởi vì những thuốc này được đưa đi khắp cơ thể, có thể gây hại những tế bào bình thường và khỏe mạnh khác.

Các tác dụng phụ thường gặp:

-Tiêu chảy,

–  Buồn nôn, ói mửa, –

–  Chán ăn,

–  Đau họng,

–  Mệt mỏi,

–  Rụng tóc,

–  Nổi mẩn ở chân tay, phù,

–  Dễ nhiễm trùng,

–  Dễ chảy máu nơi tiêm chích hope khi bị chấn thương.

Làm gì để hạn chế những tác dụng phụ này?

–  Điều trị thiếu máu: nếu cảm thấy cơ thể yếu, dễ mệt, chóng mặt, lạnh và khó thở, cần thông báo cho bác sĩ hoặc điều dưỡng đang điều trị và chăm sóc để được kiểm tra và xử trí thích hợp.

– Giảm nguy cơ nhiễm trùng: trong thời gian này, cần:

+ Thường xuyên rửa tay.

+ Hạn chế tiếp xúc với người đang có các bệnh nhiễm trùng.

+ Theo dõi nhiệt độ cơ thể giúp phát hiện tình trạng ỉ

nhiễm trùng ngay khi mới bắt đầu.

– Đề phòng tình trạng chảy máu: tránh sử dụng các dụng cụ nhọn hay sắc bén (dao, kéo…), nên dùng máy cạo râu thay vì dùng lưỡi dao cạo. Hạn chế tham gia

các môn thể thao hoặc các hoạt động có thể gây ra vết bầm da.

Khi nào nên đi bệnh viện ngay lập tức?

– Bất kỳ dấu hiệu nhiễm trùng, như sốt từ 38°c trở lên, đổ mồ hôi hoặc lạnh run, ho, đau họng.

– Đau ngực hoặc khó thở.

– Chảy máu không cầm được.

– Nôn hoặc tiêu chảy kéo dài.

Hạn chế tác động của hóa trị gây đau miệng, nôn, tiêu chảy hoặc táo bón:

– Chăm sóc răng miệng sau mỗi bữa ăn với bàn chải răng mềm, súc miệng với nước muối pha loãng. Không sử dụng các loại nước súc miệng chứa cồn.

– Chia thành các bữa ăn nhỏ trong ngày. Nên ăn chậm và không dùng thức ăn nóng hay lạnh.

– Dùng thuốc chống nôn theo chỉ định của bác sĩ.

– Để tránh táo .bón, nên chọn món ăn giàu chất xơ như rau, trái cây.

– Khi có tiêu chảy, nên uống nhiều nước và nên chọn loại thức ăn dễ tiêu.

  Để làm giảm các triệu chứng trên da và tóc, cân:

– Sử dụng kem chống nắng với SPF từ 15 trở lên.

-Cắt tóc ngắn.

– Sử dụng tóc giả, đội nón hoặc dùng khăn choàng.

  Đối với hội chứng bàn tay bàn chân:

  Nên:

– Dùng túi chườm mát lòng bàn tay, bàn chân.

– Dùng khăn mềm để lau tay.

– Sử dụng các loại kem tạo độ ẩm cho tay chân.

– Mang giày dép thông thoáng và không quá chặt.

  Không nên:

– Tiếp xúc lâu với nước nóng, ánh nắng mặt trời, các hóa chất tẩy rửa

– Các hoạt động tạo áp lực lên tay chân với thời gian dài như đi bộ nhiều, sử dụng các dụng cụ cần dùng sức…

Bạn cần Chuẩn bị trước chu kỳ hóa trị

Điều quan trọng là bạn cần phải nói chuyện với bác sĩ về những nguy cơ và lợi ích của hóa trị đối với bệnh của mình, để có thể cân bằng giữa lợi ích và những tác dụng phụ do biện pháp điều trị này gây ra, từ đó quyết định có thể chấp nhận biện pháp điều trị này không.

Bạn nên đặt những câu hỏi với bác sĩ để hiểu cặn kẽ hơn. Ví dụ:

– Nêu hóa trị được dùng sau mổ, thì có thể tiêu diệt được những tế bào ung thư còn sót lại không?

– Hóa trị giúp trị bệnh cho tôi là bao nhiêu?

– Sau hóa trị tôi có được chữa lành không? Ung thư có mất đi hay những triệu chứng bệnh của tôi có bớt đi không?

– Những sự nguy hiểm và những phản ứng phụ có thể xảy ra cho tôi khi sử dụng hóa trị là gì? Những phản ứng phụ này so với các thứ thuốc khác hay các loại chữa trị khác nhau thế nào?

– Những thuốc hóa trị tôi sẽ dùng trong bao lâu, thời khóa biểu hóa trị thế nào và tôi được điều trị ở đâu?

Cách chăm sóc trong và sau quá trình hóa trị

Một đợt hóa trị thường được nhắc lại hàng tuần và kéo dài vài tháng, bạn có thể sẽ phải điều trị ở bệnh viện hoặc cũng có thể bạn được về nhà sau mỗi lần điều trị hóa chất.

Trong thời gian hóa trị sẽ dễ bị nhiễm trùng, không nên tiếp xúc với những người mắc các bệnh truyền nhiễm.

Sau khi đã hóa trị, các loại thuốc có thể vần còn trong cơ thể cho đến một tuần sau khi điều trị. Điều này phụ thuộc vào các loại thuốc được sử dụng. Các loại thuốc có thể được đào thải ra nước tiểu, phân và các chất dịch cơ thể khác như nước bọt, chất nôn mửa, tinh dịch và sữa mẹ.

Do vậy, cần để người khác không tiếp xúc với các loại hóa chất này qua đường tiếp xúc với các chất dịch cơ thể của bạn.

Sau khi về nhà, trong vòng một tuần sau mỗi lần điều trị:

– Khi đi vệ sinh, dội nước rửa cầu hai lần với nắp đậy xuống.

– Rửa, giặt riêng biệt quần áo hay dụng cụ bị dính chất dịch cơ thể. Nếu dùng máy giặt, chọn chế độ giặt với độ nóng tối đa mà vải chịu được. Sau khi giặt rửa và làm khô, các thứ này có thể trở lại sử dụng được.

– Sử dụng găng tay cao su và các loại khăn lau tay dùng một lần. Các găng tay và khăn lau tay đã sử dụng cần niêm phong trong một túi nhựa trước khi đưa chúng vào thùng rác. Đeo găng tay cao su khi cầm quần áo hoặc các vật dụng lây dính bất kỳ chất dịch tiết cơ thể khác.

Nếu dịch tiết cơ thể rơi vãi trên sàn, giường, chiếu, mền gối hoặc các vật dụng khác, nên xử lý bằng cách đeo găng tay cao su, thấm dịch bằng khăn giấy dùng một lần, rửa sạch xung quanh khu vực bằng một miếng vải dùng một lần dùng nước xà phòng và rửa lại với nước sạch.

Nếu dịch tiết dính trên da, cần rửa bằng xà phòng dưới vòi nước đang chảy.

– Không cho con bú sữa mẹ

– Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục.

c. Xạ trị

Vai trò của xạ trị

Xạ trị lò dùng tia X để diệt hay làm tổn thương tế bào ung thư, không để tế bào ung thư phát triển.

Xạ trị có thể được dùng để điều trị ung thư giai đoạn đầu hay ung thư đã phát triển.Xạ trị có thể là điều trị chính hoặc trợ giúp một phương pháp điều trị khác, đây được gọi là điều trị hỗ trợ.

Tùy thuộc vào các khối u, bác sĩ có thể dùng xạ trị để thu nhỏ ung thư trước hoặc sau phẫu thuật, không để các tế bào ung thư còn lại phát triển.

Trong một số trường hợp, xạ trị được dùng cùng với hóa trị để tăng hiệu quả trị liệu.

Xạ trị được thực hiện như thế nào?

Bác sĩ chuyên xạ trị sẽ sắp đặt hẹn và giám sát xạ trị. Nhân viên xạ trị làm việc với máy móc theo hướng dẫn của bác sĩ. Xạ trị được đưa vào bên trong cơ thể (brachytherapy) hay ỏ bên ngoài (tia bức xạ ngoài).

Mỗi người sẻ có số lần xạ trị khác nhau tùy thuộc vào loại ung thư. Có người chỉ cần xạ trị một lần, trong khi người khác cần xạ trị 5 ngày mỗi tuần, trong nhiều tuần.

Nếu được xạ trị bên trong, chất phóng xạ để trong các ống tuýp mỏng được đặt vào trong cơ thể, gần nơi có ung thư. Các ống tuýp chứa phóng xạ có thể được cấy vào cơ thể trong một vài phút và lưu lại cơ thể từ 1 đến 6 ngày hay lâu dài.

Nếu được xạ trị bên ngoài, máy hướng tia bức xạ đến chỗ ung thư và mô xung quanh. Bạn sẽ không thấy đau đớn, không ngửi thấy phóng xạ, dù có thể nghe tiếng vo vo khi đang chạy máy xạ trị.

Bạn sẽ không nhiễm phóng xạ trong khi bạn đang xạ trị và sau đó, bạn sẽ an toàn khi tiếp xúc với người khác, kể cả trẻ em và phụ nữ mang thai.

Những tác dụng ngoài ý muốn do xạ trị

Do xạ trị là phương pháp điều trị cục bộ nên tác dụng phụ có thể rất khác nhau và sẽ tùy vùng cơ thể nào được xạ trị. Tuy nhiên, các tác dụng phụ có thể được

khắc phục và sẽ mất hẳn khi kết thúc điều trị.

Các tác dụng phụ thường gặp:

– Mệt mỏi, ăn không ngon: có thể do thiếu máu hoặc do stress vì ung thư.

– Đau hoặc khô miệng, họng: có thể do tia xạ làm tổn thương tuyến nước bọt và các nhú vị giác ở lưỡi.

– Buồn nôn, nôn hoặc tiêu chảy.

– Ho, thở gấp.

– Da khô, đỏ, ngứa.

– Xạ trị ở những vùng gần cơ quan sinh dục có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.

Khi đang,mang ống tuýp phóng xạ trong người, phóng xạ có thể thoát ra ngoài cơ thể và vào môi trường xung quanh.

Vì thế, khi đặt ống tuýp này, bạn nên hạn chế tiếp xúc với mọi người và giới hạn khách đến thăm.

Đối với nữ giới, xạ trị ở vùng chậu có thể làm âm đạo bị viêm và xuất huyết trong suốt vài tuần sau điều trị, khi lành có thể để lại sẹo làm âm đạo ngắn hoặc hẹp, cản trở đến quá trình giao hợp.

Giữ cho âm đạo ở kích thước bình thường không chỉ thuận lợi cho việc thăm khám của bác sĩ mà còn giúp duy trì cuộc sống vợ chồng về sau. Một trong những cách thực hiện là dùng dụng cụ làm giãn âm đạo.

Đối với nam giới, xạ trị ở khung chậu có thể làm tổn thương các động mạch, dây thần kinh cung cấp cho dương vạt và gây ra những vốn đề về rối loạn cương.

Liều xạ càng cao và vùng xạ trị ở khung chậu càng rộng thì bạn càng có nhiều khả năng rắc rối về rối loạn cương. Nam giới lớn tuổi, tăng huyết áp hoặc nghiện thuốc lá nặng là những người có nhiều nguy cơ bị rối loạn cương sau xạ trị.

Nội tiết tố Testosterone đóng vai trò quan trọng trong chức năng cương, thường nồng độ này sẽ phục hồi trong vòng ó tháng sau xạ trị. Tuy nhiên, bác sĩ điều trị có thể cho xét nghiệm đánh giá nồng độ Testosterone trong máu để bổ sung lượng nội tiết tố này khi cần.

D. Liệu pháp trúng đích

Thuốc sinh học và vai trò của thuốc sinh học nhắm trúng đích trong điều trị ung thư đại – trực tràng?

Liệu pháp sinh học (hay liệu pháp nhắm trúng đích tế bào ung thư) là phương pháp dùng thuốc sinh học để cản trở sự tăng trưởng và lan tràn của tế bào ung thư.

Các thuốc sinh học khác hẳn những hóa chất dùng trong hóa trị. Các đích nhắm gồm các oncogen, tế bào ung thư, sự nuôi khối u và các đường dẫn truyền tín hiệu tế bào.

Do vậy, có nhiều loại thuốc sinh học khác nhau để đáp ứng với mục đích điều trị.

Liệu pháp này đôi khi được sử dụng riêng lẻ, nhưng thường được dùng kết hợp với phương pháp điều trị khác như hóa trị. Có hai nhóm thuốc sinh học chính: các kháng thể đơn dòng (Bevacizumab, Cetuximab…) và các phân tử nhỏ ức chế (Regorafenib…).

Mặc dù các loại thuốc nhắm trúng đích không ảnh hưởng đến cơ thể như hóa chất nhưng vẫn có thể gây tác dụng phụ như:

– Độc tính ở da.

-Tăng huyết áp.

– Các vấn đề về chảy máu, đông máu.

– Chậm lành vết thương.

– Các vấn đề về tim mạch.

Bạn nên làm gì?

Hãy gọi ngay bác sĩ của bạn hoặc đến bệnh viện gần nhất nếu có các dấu hiệu:

– Sốt > 38°c, lạnh run hoặc vã mồ hôi, tiêu chảy, tiểu rát, ho đàm đặc.

– Có các vết đỏ trên da, có mủ vết thương hoặc ở các lỗ tự nhiên, đau bụng.

– Ói nhiều, không uống hay ăn được hơn 24 giờ.

– Chảy máu mũi, chân răng, hậu môn… hoặc bầm tay, chân, thân mình.

– Đột ngột đau đầu dữ dội, chóng mặt.

– Bất cứ dấu hiệu lạ hope cảm giác bất an nào sau khi điều trị thuốc sinh học.

Không nên:

–  Nằm ở nhà chịu đựng tất cả các dấu hiệu với hy vọng chúng sẽ qua đi.

– Tự điều trị bằng các phương pháp “dân gian” hope mua thuốc tại hiệu thuốc.

5. Yếu tố nguy cơ ung thư đại – trực tràng và biện pháp phòng tránh

Ung thư đại – trực tràng là một trong những loại ung thư thường gặp, khi bệnh được chẩn đoán ố giai đoạn muộn hoặc đã có di căn thì dễ dẫn đến tử vong, kết quả điều trị thấp và tốn kém.

Bạn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh thông qua chế độ ăn uống lành mạnh và thay đổi các thói quen có hại cho sức khỏe. Việc xác định các yếu tố nguy cơ là rất quan trọng để từ đó có biện pháp phòng ngừa tích cực.

– Không dùng quá nhiều thịt, chốt béo có nguồn gốc từ động vật.

– Bổ sung đầy đủ chất xơ từ lúa mạch, trái cây, rau tươi…

Những chốt này làm loãng chất sinh ung thư trong phân, làm giảm thời gian ứ đọng phân trong lòng ruột, đồng thòi sinh ra những vi khuẩn có lợi cho đường ruột.

Bổ sung thêm các vitamin A, E, c và Canxi.

Hoạt động thể lực, vận động và tập thể dục thường xuyên.

Hạn chế hoặc bỏ hút thuốc lá.

Giảm các loại nước uống có cồn.

Kiểm soát cân nặng, không để béo phì.

6. Tầm soát ung thư đại – trực tràng

Ngay cả khi hoàn toàn khỏe mạnh và không có dấu hiệu gì, thì những người trong độ tuổi từ 50 trở lên cũng có nguy cơ bị ung thư đại – trực tràng và nên thực hiện tâm soát sớm. Tầm soát định kỳ là giải pháp hữu hiệu giúp phát hiện sớm ung thư đại – trực tràng khi còn có khả năng chữa trị tốt. Trong nhiều trường hợp, tầm soát còn có thể phát hiện và cắt bỏ những polyp qua nội soi trước khi chúng phát triển thành ung thư.

Để tầm soát và chẩn đoán ung thư đại – trực tràng, bác sĩ sẻ thăm khám và chỉ định làm một số xét nghiệm hoặc thủ thuật như sau:

– Xét nghiệm FOBT: đây là xét nghiệm được thực hiện dưới kính hiển vi để tìm máu trong phân, mà không nhìn thấy được bằng mắt thường. Mặc dù kết quả FOBT có thể không hoàn toàn chính xác nhưng đây là một xét nghiệm tầm soát nhanh chóng, rẻ tiền và tiện lợi để phát hiện sớm ung thư đại – trực tràng.

Nếu kết quả xét nghiệm FOBT là dương tính thì bạn cần phải thực hiện nội soi đại tràng để kiểm tra xem có polyp hay ung thư không.

– Chụp CT scanner đại tràng: giúp kiểm tra toàn bộ đại tràng để tìm các polyp hay khối u có kích thước tương đối (thường là từ 6mm trở lên). Bằng việc sử dụng máy CT và các phương pháp điện toán mới, bác sĩ chẩn đoán hình ảnh có thể khảo sát lòng đại tràng mà không cần dùng ống nội soi và không cần gây mê giúp hình ảnh đọc được một cách rõ hơn, hạn chế tối đa sai sót. Nếu kết quả chụp CT đại tràng phát hiện có polyp hay khối u thì cần phải

thực hiện nội soi đại tràng sau đó để cắt polyp hay sinh thiết khối u để kiểm tra.

– Nội soi trực tràng và đại tràng xích ma: nhằm kiểm tra trực tràng và đoạn cuối của đại tràng để xác định xem có polyp hay khối u không. Bác sĩ thực hiện bằng cách đưa một ống nhỏ và mềm có gắn camera qua hậu môn để quan sát bên trong trực tràng và đại tràng xích ma. Thông thường chỉ cần thụt tháo nhẹ trước khi nội soi và không cân gây mê nhưng chỉ giúp tầm soát được một phần cuối cùng của đại tràng mà thôi. Nếu phát hiện polyp hay khối u thì bác sĩ có thể cắt bỏ hoặc sinh thiết để kiểm tra nội soi đại tràng toàn bộ: nhàm kiểm tra trực tràng và toàn bộ đại tràng để xác định xem có polyp hay khối u không. Bác sĩ thực hiện bằng cách đưa một ống nhỏ và mềm có gắn camera qua hậu môn để quan sát bên trong trực tràng và toàn bộ đại tràng. Bệnh nhân cần được uống thuốc chuẩn bị sạch toàn bộ đại tràng và gây mê. Thủ thuật này giúp tầm soát toàn bộ đại tràng và trực tràng. Nếu phát hiện polyp hay khối u thì bác sĩ có thể cắt bỏ hoặc sinh thiết để kiểm tra.

Các xét nghiệm tầm soát mới đang được phát triển như tìm DNA trong phân hay xét nghiệm tìm Septin 9 trong máu để tầm soát ung thư đại tràng với độ chính xác cao hơn xét nghiệm tìm máu ẩn trong phân thông thường (FOBT). Nêu các kết quả này dương tính thì bạn cần phải thực hiện nội soi đại tràng để kiểm tra xem có polyp hay ung thư không.

7. Các câu hỏi thường gặp

Ung thư đại – trực tràng có thể chữa khỏi không?

Hiệu quả điều trị thường phụ thuộc vào giai đoạn bệnh. Nếu bệnh được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì khả năng sống còn ít nhốt 5 năm là khoảng 90%. Trong trường hợp ung thư đại tràng đã di căn, tỉ lệ sống còn sống sau 5 năm là khoảng 44 – 85%. Tỷ lệ đối với những người mắc bệnh nặng hơn thì thấp hơn nhiều.

Ung thư đại – trực tràng cần uống thêm các loại vitamin không?

Nếu ăn uống kém hoặc suy dinh dưỡng thì cần thiết phải bổ sung vitamin. Có hai loại vitamin: vitamin tan trong nước (vitamin c, vita-min nhóm B: B1, B6…) và vitamin tan trong dầu (A, D, E, K). Nhóm vitamin tan trong nước khi thừa sẽ thải ra nước tiểu.

Nhóm vitamin tan trong dầu khi thừa sẽ tích tụ trong mô nên dễ gây ngộ độc. Do vậy, liều lượng các vitamin có trong thực phẩm và thuốc không nên vượt quá nhu cầu hằng ngày. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Đang điều trị ung thư có nên tập thể dục?

Tập thể dục có thể thực hiện trong quá trình điều trị và cả sau khi kết thúc liệu trình điều trị. Việc này còn tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của bệnh nhân và tính chất của phương pháp điều trị cụ thể.

Ngay sau mổ, cần luyện tập theo hướng dẫn của nhân viên vật lý trị liệu. Trong quá trình hóa trị và xạ trị, cũng cần lựa chọn cường độ và thời lượng tập thể dục cho thích hợp. Việc tập thể dục giúp nhanh chóng hồi phục và nâng cao sức khỏe.

Đối với người bình thường, tộp thể dục thường xuyên và duy trì nếp sống lành mạnh là yếu tố phòng tránh bệnh ung thư.

Người bệnh ung thư đại – trực tràng sau khi điều trị (phẫu thuật, hóa trị, xạ trị) đã ăn ngon miệng, không còn buồn nôn và nôn, vậy người bệnh cần chú ý gì trong chế độ ăn uống?

Sau khi điều trị, bạn còn trong chế độ theo dõi, thường là 5 năm. Chế độ ăn cần hợp lý, đủ chất dinh dưỡng và bỏ thói quen ăn các thức ăn có hại như gỏi, thức ăn còn sống, thịt nướng, thực phẩm lên men…, không dùng nhiều chất kích thích như rượu, bia và thức ăn có nhiều chất cay. Không nên ăn quá nhiều hoặc kiêng quá mức cần thiết. Bạn cần tuân thủ ý kiến của bác sĩ điều trị về chế độ ăn và chế biến phù hợp với từng người.

Có nên quan hệ tình dục khi điều trị ung thư đại trực tràng?

Đây là một vấn đề tế nhị và đa số người bệnh nào muốn – ngại đề cập đến. Hầu hết mọi người có thể có một đời sống tình dục bình thường sau khi bị ung thư đại – trực tràng.

Bạn không nên quan hệ tình dục ít nhất 6 tuần sau khi trải qua cuộc phẫu thuật nhưng bạn có thể quan hệ tình dục khi bạn đang hóa trị hoặc xạ trị nếu bạn muốn.

Cần sử dụng các biện pháp ngừa thai, để tránh có thai khi đang hóa trị hoặc xạ trị, đối với cả bệnh nhân nam và nữ.

Tuy nhiên, nhiều người không muốn quan hệ tình dục khi đang điều trị, do các tác dụng phụ và mệt mỏi gây ra.

Phẫu thuật đại – trực tràng có thể ảnh hưởng đến các dây thần kinh nối đến cơ quan sinh dục. Điều này có thể gây ra các vấn đề tình dục ở cà nam lẫn nữ.

Cần trao đổi với bác sĩ điều trị để được hướng dẫn và hỗ trợ về tâm lý. Bạn cũng nên trao đổi với người bạn đời, sự chia sẻ cảm giác sẽ giúp hai người hiểu nhau hơn và quen dần với những gì đang xảy ra trong cơ thể

9. Ghi chú của người bệnh

Bạn nên ghi nhớ các thời điểm trong quá trình bệnh sử như:

Ngày phát hiện bệnh,

Ngày phẫu thuật, loại phẫu thuật, BV phẫu thuật,

Ngày bắt đầu xạ trị/hóa trị,

Lịch xạ trị/hóa trị,

Lịch định kỳ tầm soát,

Lịch tái khám định kỳ,

Các xét nghiệm cần làm để theo dõi và đánh giá đáp ứng điều trị, tiến triển của bệnh…

Chúc các bệnh nhân có một sức khỏe tốt! Bạn có thể gọi đến bệnh viện hoặc liên hệ nhà thuốc minh hùng để được hướng dẫn

Xem thêm
Phương pháp điều trị đường tiêu hóa trên xuất huyết

5/5 - (1 bình chọn)