Bị bệnh á sừng sau sinh khô da tay chân ngứa mẹ phải làm gì?

Hình ảnh bị bệnh á sừng sau sinh ở tay

Phụ nữ bị bệnh á sừng sau sinh là rất phổ biến, nó là các tổn thương trên da chân, tay, da mặt khô, nứt gót, nứt ngón, ngứa, bong tróc da lòng bàn tay chân gây đau rát cho các mẹ, đặc biệt khi vào mùa đông.

Á sừng sau sinh là một dạng viêm da cơ địa mãn tính có thể ngứa hoặc không, nó đến theo từng đợt, theo mùa không chừa một ai đã có tiền sử bị á sừng mà chưa được điều trị dứt điểm.

Mẹ sau sinh bị khô da tay, da chân rất khó để mà kiêng cữ, bởi vì trong công việc chân tay là bộ phận trực tiếp tiếp xúc với môi trường bên ngoài, các hóa chất, chất tẩy rửa,… điều này rất khó chịu cho tất cả các mẹ.

Hình ảnh bị bệnh á sừng sau sinh ở tay

Nguyên nhân khiến mẹ sau sinh bị á sừng khô da, ngứa

Hiện nay chưa xác định chính xác 100% khiến mẹ sau sinh bị á sừng, khô da, ngứa. Nhưng những nghiên cứu cho thấy rằng không loại trừ những nguyên nhân sau:

Á sừng sau sinh do di truyền

– Khả năng cao khi phụ nữ sau sinh mắc bệnh á sừng là do tiền sử bố mẹ, ông bà, tổ tiên của họ cũng bị á sừng hoặc có làn da khô trong quá khứ và di truyền lại cho đời sau.

– Có thể di truyền lại là khô da, đóng vảy da, bong tróc, nứt nẻ, đóng mài, sẩn, dị ứng.

Nội tiết tố phụ nữ sau sinh bị thay đổi

– Nguyên nhân nội tiết tố ở phụ nữ sau sinh được nghiên cứu chiếm tỉ khá cao và đa số.

– Hormone thay đổi đột ngột làm xáo trộn tiết tố trong cơ thể.

– Da phụ nữ sau sinh dễ bị kích ứng với các điều kiện môi trường bên ngoài

=> Dẫn đến sau sinh phụ nữ bị á sừng là điều khó tránh khỏi.

Nguyên nhân mẹ bị á sừng sau sinh

Thiếu dinh dưỡng hệ miễn dịch kém dẫn đến á sừng sau sinh

– Thiếu dinh dưỡng, thiếu vitamin do ăn uống không khoa học dẫn đến hệ miễn dịch suy yếu dễ bi khô da và vi khuẩn tấn công vào các lớp sừng trên da, các khuẩn này có thể tụ lại vào sâu dưới hạ bì (gọi là mụn ẩn), gây ngứa bên trong.

– Việc thiếu nhiều vitamin cũng dẫn đến sự bong tróc da từ lớp sừng này đến lớp khác, nứt nẻ da.

Nhiễm khuẩn toàn diện

– Hãy cẩn thận với điều này, mẹ sau khi sinh sức khỏe chưa ổn định, sức đề kháng yếu sẽ là nguy cơ cho vi khuẩn tấn công toàn diện.

– Không chỉ á sừng mà kèm theo đó là các khuẩn gây bệnh cho đường hô hấp, viêm họng, amidan, khô da,…

Dị ứng làm khởi phát á sừng

– Các chất gây dị ứng, hay môi trường khí hậu, ăn uống gây dị ứng cho bạn cũng là nguyên nhân khởi phát của bệnh á sừng.

– Dị ứng sau sinh có thể nổi sẩn, nổi mày đay là rối loạn cấu trúc trên da không thể tránh có liên quan đến á sừng, khô da.

Dấu hiệu nhận biết các triệu chứng bệnh á sừng sau sinh

Dấu hiệu và triệu chứng của á sừng sau sinh

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh á sừng sau sinh chủ yếu ở dưới đây:

– Da khô, bong tróc vảy ở lòng bàn tay bàn chân

– Da căng bóng sờ vào nhẵn, gãi sẽ có gàu trắng rơi ra.

– Nứt nẻ các đầu ngón tay, ngón chân và nứt gót chân, có thể rỉ máu tươi trường hợp á sừng nặng.

– Khô da đầu, da mặt, nẻ, nhiều gàu, ngứa

– Ngứa nông (thượng bì), ngứa sâu dưới da, gãi không dứt.

– Có mụn nước nhỏ li ti tương tự tư bệnh tổ đỉa

– Đóng mài tróc từng mảng (thông thường á sừng ở gót chân).

Bị bệnh á sừng sau sinh có nguy hiểm không?

Bệnh á sừng ở phụ nữ sau sinh là một bệnh bị dai dẵng, chúng tái đi tái lại nhiều lần đặc biệt lúc giao mùa, gặp chất tẩy rửa, gặp thời tiết lạnh,….

Tuy bị bệnh á sừng sau sinh không gây nguy hiểm cho mẹ nhưng nó mang đến rất nhiều phiền toái trong công việc, khi cầm nắm, đi giày, đi gót.

Chúng gây ra những cơn ngứa bất chợt, gây đau, rát rất khó chịu làm phiền phức về công việc của bạn.

Chúng còn nguy hiểm hơn khi bạn đi tất chân và cởi nó ra, đặc biệt ở những chị em bị nứt nẻ, rỉ máu tươi.

Các phương pháp điều trị bệnh á sừng sau sinh có thể tham khảo

Cách điều trị á sừng sau sinh- á sừng lòng bàn chân

1. Các mẹo chữa á sừng theo phương pháp dân gian

1.1 Mẹo chữa á sừng sau sinh bằng lá lốt

1.1.1 Phương pháp thực hiện

– Lấy khoảng 12 lá lốt

– Đem rửa sạch, để ráo nước

– Cho vào nồi với 1,5 lít nước

– Đun sôi còn 1 lít nước

– Đổ ra chậu cho vào 1 nhúm muối khuấy tan để nguội bớt

– Ngâm chân hoặc tay bị á sừng vào trong 1 giờ, liên tục trong vài ngày bệnh á sừng sẽ giảm hẳn.

– Nếu bị á sừng da đầu hoặc da mặt thì pha với nước mát cho ấm sau đó gội, rửa đầu và mặt hàng ngày, kiên trì trong 20 ngày sẽ thấy hiệu quả (1-2 lần/ ngày)

1.1.2 Công dụng

– Giảm tình trạng khô da

– Kháng viêm làm lành vết nứt

– Tái tạo da, giảm đau hiệu quả

– Giảm ngứa nhanh chóng

1.2 Mẹo trị á sừng sau sinh bằng cách dùng lá tía tô

1.2.1 Cách thực hiện

– Lá tía tô 1 lạng đem rửa sạch

– Cho vào nồi với 1,3 lít nước

– Đun sôi còn 1 lít đổ ra chậu

– Để bớt nóng sau đó ngâm tay hoặc chân bị á sừng vào.

– Ngâm và rửa nhẹ vùng da bị á sừng bằng vải mềm.

– Sử dụng liên tục trong 20 ngày bệnh sẽ thấy giảm rõ rệt (1-2 lần/ ngày)

1.2.2 Công dụng

– Tía tô, kinh giới được sử dụng trong đông y khá nhiều chúng có công dụng, kháng viêm giảm ngứa rất hiệu quả.

– Đặc biệt đối với bệnh á sừng có công dụng giảm ngửa, giảm khô da, nứt nẻ bong tróc da hiệu quả.

1.3 Chữa á sừng sau sinh bằng Lá Đinh Lăng

1.3.1 Cách làm

– Lá đinh lăng 1 nắm đem rửa sạch

– Cho vào nồi 1,6 lít nước

– Nấu còn 1,2 lít

– Đổ ra chậu cho bớt nóng

– Ngâm vị trí vùng da bị tổn thương do á sừng vào chậu.

– Dùng lá đinh lăng chà nhẹ vào những tổn thương đó

– Liên tục khoảng 15-20 ngày bệnh sẽ thuyên giảm. (1-2 lần/ ngày)

1.3.2 Công dụng của lá đinh lăng trị bệnh á sừng

– Giảm viêm, giảm sưng ngứa

– Kháng khuẩn, giảm khô ráp

– Giảm nứt, bảo vệ da

1.4 Bài thuốc lá chè xanh chữa á sừng sau sinh

1.4.1 Cách làm

– Chè xanh hái 1 nắm tay đem rửa sạch với nước muối loãng

– Vò nát cho vào ấm đun sôi với 1,4 lít nước

– Đun còn 1,2 lít nước đổ ra chậu

– Để nguội bớt và ngâm tay chân bị á sừng vào chậu

– Hoặc dùng để pha nước mát tắm (nếu bị ở mặt hoặc body)

– Lấy lá chè xanh chà nhẹ nhàng khi ngâm ( 1 giờ)

– Cứ như vầy ngày 1-2 lần liên tục nửa tháng đến 20 ngày.

1.4.2 Công dụng

– Giảm ngứa, tiêu viêm

– Kháng khuẩn, giảm nứt, làm lành vết thương hiệu quả

1.5 Bài thuốc dùng trầu không chữa á sừng sau sinh

– Tương tự như lá lốt, lá trầu không có tác dụng kháng viêm, giảm đau, giảm nứt, trị á sừng hiệu quả.

Lưu ý khi chữa á sừng theo phương pháp dân gian trên

Trên là những phương pháp có hiệu quả đối với những mẹ bị bệnh á sừng sau sinh nhẹ và mới bắt đầu, hoặc khỏi những thể á sừng ở thượng bì.

Tùy theo cơ địa nếu sử dụng không khỏi mà có tình trạng kích ứng da thì ngưng ngay.

Chữa trị á sừng sau sinh bằng thuốc Tây

– Trị bệnh á sừng sau sinh thì đối với thuốc tây thì bạn không nên tự ý mua thuốc mà chưa có kết luận chính xác về nguyên nhân gây bệnh.

– Phải hỏi ý kiến bác sĩ chuyên môn trước khi sử dụng bởi vì nhiều thuốc có tác dụng phụ cho phụ nữ đang cho con bú.

– Khi sử dụng thuốc tây nếu tái đi tái lại đến lần thứ 3 thì phải ngưng thuốc ngay, tránh tình trạng lợi dụng thuốc mà bệnh nặng bội nhiễm thêm.

Phòng tránh bệnh á sừng sau sinh như thế nào?

– Kiêng gió, kiêng nước lạnh, không tắm nước quá nóng.

– Tránh tiếp xúc với chất tẩy rửa, xà phòng, hóa chất

– Không tiếp xúc với các phấn rôm hay các bột phấn.

– Tránh ăn các đồ ăn dễ gây dị ứng da

– Không dung nạp các chất kích thích sẽ làm á sừng trầm trọng thêm.

– Không uống thuốc trị á sừng khi không có bác sĩ chuyên môn kê, dễ bị mất sữa thiieu61 sữa cho con.

5/5 - (13 bình chọn)