MỤN TRỨNG CÁ

Mụn trứng cá nghề nghiệp

I. ĐỊNH NGHĨA :

Mụn trứng cá (Acnes) là tình trạng viêm ở hệ thống nang lông tuyến bã thường gặp ở người tăng tiết chất bã nhiều. Bắt đầu ở cả 2 giới từ 13-15 tuổi hoặc muộn hơn.

Mụn trứng cá và cách điều trị
Mụn trứng cá và cách điều trị

II. PHÂN LOẠI:

A) Trứng cá thông thường đa dạng ở người trẻ:

(Acné vulgaire, Acné polymorphe juvenile)

1) Lâm sàng:

Là bệnh da ở tuổi thanh thiếu niên, tiễn triển từng đợt sau đó giảm dần hoặc hết hẳn.

Vị trí : Thường ở mặt (má, trán, cằm), vai, phần trên của ngực lưng, không vượt quá thắt lưng và không có ở chi.

Sang thương đa dạng gồm có :

– Cùi (comedon)

– Sẩn nang lông

– Sẩn mụn mủ

– Mụn mủ

– Nốt viêm

– Áp xe bì, hạ bì

Những thành phần này không phải lúc nào cũng phối hợp với nhau.

Cùi trứng cá là những chất tiết bã (Sebum) bít kín lỗ nang lông dã nở to, đinh màu đen do Kératine bị oxy hóa. Biểu hiện là những điểm đen ở trên mặt, nặn ra được cùi màu trắng ngà. Quanh điểm đen da gồ cao nhẹ.

Mụn trứng cá là bệnh ngoài da lành tính nhưng làm mất thẩm mỹ. Các sẩn mụn mủ nông biến mất không để lại sẹo. Trái lại, các cục sâu để lại nhiều sẹo xấu, có khi để sẹo lồi ở ngực, lưng.

2) Chẩn đoán :

a) Chẩn đoán xác định :

– Tuổi thanh niên.

– Sang thương đa dạng.

Vị trí: Mặt, nơi có nhiều tuyến bã thấy xuất hiện comedon.

b) Chẩn đoán phân biệt :

+ Ban giang mai dạng trứng cá :

Vị trí : có thể ở hông đùi.

– Sang thương màu kém tươi hơn, cứng hơn; tám nhuận, không có comcdon.

– Hạch

– VDRL (4-)

+ Ban lao sẩn hoại tử :

. Sẩn tẩm nhuận.

. Ở sâu.

3) Nguyên nhân:

Rất phức tạp – có 2 yếu tố chính :

a) Sự tiết bã:

Do tăng tiết thái quá chất mỡ hoặc chất bã từ tuyến bã làm các lỗ tuyến giãn nở và đọng lại trong ống nang lông và trộn lẫn các tế bào làm thành một vỏ bên ngoài của chất bã tạo. nên cái cồi.

b) Sự nhiễm trùng:

Đóng vai trò quan trọng. Thường gặp- là các Staphylocoque có độc tính thấp nhưng ờ vài cơ địa Staphylocoque doré có thể phát triển trứng cá nhọt.

Ổ nhiễm trùng cục bộ : vài ổ nhiễm trùng như viêm amygdale, viêm xoang, sâu răng, đường tiêu hóa cho những cơn bộc phát trứng cá mụn mủ.

c) Yếu tố nội tiết :

. Mụn trứng cá không có ở người bị thiến tinh hoàn.

. Mụn trứng cá tăng trước khi có kinh nguyệt.

. Điều trị lâu dài với A.C.T.H và Corticoid – bị mụn trứng cá

d) Vai trò của thức ăn :

Ở người bị mụn trứng cá acid béo rất nhiều trong tuyến bã do sự thủy giải của Triglycerid + H2O —> Glycerol + Acid béo.

. Do thiếu vitamin, nhất là Vitamin nhóm B (B2, B6, B12).

e) Khí hậu:

Độ ẩm cao, nhiệt độ ở vài vùng nhiệt đới làm bệnh nặng.

f) Yếu tố tâm lý:

Xúc động và kích xúc lâm lý giữ vai trò nhỏ trong sinh bệnh học nói chung.

g) Hóa học:

Một số chất hóa học có thể gây mụn trứng cá: dầu, khoáng chất, mỹ phẩm.

B) Mụn trứng cá đỏ: (acné rosacée) :

Thường gặp ở người đứng tuổi, có khi chỉ biểu hiện bằng triệu chứng đỏ mặt, lan tỏa hoặc khu trú từng vùng (đầu mũi, gò má, cằm, giữa 2 lông mày) có khi kèm theo sẩn mủ, mụn mủ, xen kẽ có giãn mao mạch (tclangiectasic). Có trường hợp da dầu, mùi và cánh mũi ngày càng dày cộm, đỏ, sần sùi, gọi là mũi cà chua hoặc mũi sư tử.

C) Trứng cá sẹo lồi: (acné chélidienne) :

Hay gặp ở thanh niên trẻ, ở sau gáy do bị mụn trứng cá và viêm cứng ở mô dưới tạo thành những sẹo lồi tiến triển dai dẳng.

D) Trứng cá dạng đậu mùa: (acné varioliforme) :

Là trứng cá bọc mủ dạng hoại tử, sau khi lành để lại sẹo lõm như sẹo đậu mùa.

E) Trứng cá kết cụm: (Acné conglobata) :

Bệnh thường gặp ở người nam trẻ tuổi.

Thương tổn xuất hiện ở da tóc, ót, cổ, vùng háng, đùi, mông, có những sang thương chảy mủ, loét, ăn sâu. Kõt quả là những mảng sẹo, dường hâm hay mạch lươn trên những áp xe đang phát triển.

Tổn thương sơ khởi là một mụn mủ nằm trên một nốt dưới da, nguyên nhân không được rõ, bệnh rất khó chữa.

F) Trứng cá nghề nghiệp: (acne professionnelle):

Do tiếp xúc với Chlore, Hydrocarbure, dầu mỡ thường để lại những nút dầu, hay gặp ở người ra mồ hôi nhiều.

Mụn trứng cá nghề nghiệp
Mụn trứng cá nghề nghiệp

G) Trứng cá do mỹ phẩm, do thuốc: (acné cosmétique, médicamenteuse):

Có thể bị mụn trứng cá do một vài loại mỹ phẩm không thích hợp hoặc khi dùng Corticoid bôi trên da hoặc uống.

Vitamin B12 cũng có thể gây trứng cá mặt và lưng.

III. ĐIỀU TRỊ:

1)  Cục bộ :

Chống tiết bã và nhiễm trùng.

Các thuốc bào chế có lưu huỳnh cho kết quả tốt nhất nhưng đôi khi bệnh nhân bị dị ứng nên trước khi dùng nên thử trước ở một diện tích họp. Ví dụ mặt trong cẳng tay. Hiện nay người ta thường dùng Benzoyl Peroxyde (Clcarasil, Oxy 10, Pannogel…) cho kết quả tốt. Các cùi được nặn bằng máng nặn.

Các mụn mủ có thể chích chảy mủ với kim vô trùng và bôi lode nhưng tốt hơn nên để mụn mủ hóa khô.

Các thể trứng cá khó chữa đôi khi có thể điều trị bằng tia cực tím.

2) Điều trị tổng quát :

 Được nhiều tác giả cho là quan trọng : Ngoài phép dinh dưỡng hạn chế mỡ đường và bột, có thể cho :

– Vitamine B2, A, C…

– Trong trường hợp rối loạn tiêu hóa cho.

. Thuốc trợ gan mật.

. Thuốc nhuận trường.

. Các thuốc giúp tiêu hóa tốt.

– Nếu có nhiễm khuẩn dùng thêm kháng sinh : Tetracycline, Doxycycline, Erythromycin, Sulfatrim v.v…

Tetracycline ngoài tác dụng chống nhiễm khuẩn còn có tác dụng hạn chế sự tạo thành acid béo, chất bã ở người lớn.

Xem thêm
Bệnh Chốc

Bệnh ghẻ

Rate this post