Bệnh chốc: Nguyên nhân sự phát triển và cách điều trị

Bệnh chốc xung quanh miệng ở trẻ em

 I. Bệnh chốc là gì?

Bệnh chốc là một bệnh nhiễm trùng đa nguyên phát gây ra do liên cầu trùng (sau đó có thể phối hợp thêm với tụ cầu trùng).

Bệnh được biểu hiện bằng những bóng nước tiến triển nhanh thành những mụn mủ sau đó vỡ ra đóng mày.

Bệnh rất dễ lây lan ên cạnh và có thể tự nhiễm. Bệnh thường thấy ở trẻ em và hay xuất hiện ở đầu, mặt, cổ.

Bệnh chốc xung quanh miệng ở trẻ em
Bệnh chốc xung quanh miệng ở trẻ em

II. Nguyên nhân và dấu hiệu của bệnh chốc

Bệnh chốc khởi phát bằng một bóng nước trong, hơi dẹp, tròn đều, chung quanh có quầng viêm hoặc khởi phát bằng một dát hồng trên dó sẽ nổi lên một bóng nước.

Sau vài giờ, bóng nước đục dần, hóa mủ. Các giai đoạn này trải qua rất nhanh.

Mụn mủ sau đó vỡ đi, đóng mày vàng màu mật ong, hơi thô nhám, bờ của mày hơi uốn cong lên do mủ bên dưới đẩy lên.

Dưới lớp mày là một vết trợt đỏ rớm dịch, thương tổn nằm rất cạn ở lớp dưới sừng.

Vị trí xuất hiện thường là ở đầu (mủ thường làm dính các sợi tóc lại với nhau) mặt, cổ, tứ chi.

III. Dự phát triển của bệnh

– Không điều trị: Bệnh có thể tự nhiễm do đó có thể lan toàn thân qua các ngón tay và nếu để lâu sẽ gây biến chứng.

– Điều trị: Bệnh sẽ lành trong 1-3 tuần không đổ sẹo, mày biến mất, để lại rát hồng rồi rát nâu và sau đó biến mất.

IV. Biến chứng của bệnh

Bệnh chốc có thể lan qua các vùng kế cận gây viêm kẽ tai, viêm mép, viêm mũi, có thể viêm hạch bạch huyết và viêm cầu thận (hiếm).

V. Các thể bệnh

1) Thể bóng nước lớn: giống Pemphigus.

2) Thể mụn nước nhỏ: giống chàm.

3) Thể khô hình vòng: Các bóng nước chứa rất ít nước nên không đội cao lớp thượng bì lên để thành bóng nước dược. Trung tâm của bóng nước khô nhanh tạo thành một mày mỏng và sau đó tróc đi, thương tổn thường tạo thành hình vòng tròn hay hình đa cung đường kính 15-30 mm có vảy.

VI. Chẩn đoán phân biệt tránh nhầm lẫn

1) Pemphigus:

Chẩn đoán phân biệt với bệnh chốc, thì bóng nước lớn. Ở Pemphigus bóng nước rất to, đôi khi có mủ. nhưng cá tổn thương niêm mạc lan toàn thân, tái đi tái lại nhiều lần, thường ở người lớn và ảnh hưởng nhiều đến tổng trạng.

Bệnh chốc bọng nước

2) Chàm:

Chẩn đoán phân biệt với chốc thể mụn nước nhỏ, ở chàm thương tổn ngứa nhiều

3) Sẩn giang mai:

Chẩn đoán phân biệt với bệnh chốc khô hình vòng, sẩn giang mai cỏ tám nhuận, có màu vàng, thường thì không có mủ trừ trường hợp đặc biệt. Có sự hiện diện của mảng niêm mạc và VDRL dương tính.

VII. Bệnh chốc hóa

Là một tình trạng bội nhiễm liên cầu trùng thứ phát. Thương tổn thường không thấy bóng nước, chỉ thấy rịn nước, rịn mủ và sau đó đóng mày vàng mật ong.

Các Thương tổn dễ bị chốc hóa thường là: viêm da tiếp xúc, tổ đỉa, sẩn ngứa, chí tóc, lác sữa ở trẻ con, chàm, ghẻ. Các thương tổn như nấm da, Lupus đỏ, nơi chủng ngừa cũng có thế bị chốc hóa.

VIII. Bệnh chốc loét

Thương tổn giống bệnh chốc nhưng ăn sầu xuống lớp trung bì và gây loét. Yếu tố thuận lợi để gây bệnh là: giãn hệ tĩnh mạch, viêm mạch máu, kém vệ sinh, ngứa (do ghẻ), tiểu đường, nghiện rượu, suy nhược cơ thể.

Hình ảnh bệnh chốc lở ở tay

Thương tổn khởi đầu bằng những bóng nước hay mụn mủ, sau đó vỡ, đóng mày to, tròn vàng hay nâu đen, bên dưới là một vết loét tròn 10-20 mm đường kính.

Chốc loét thường ở 1/3 chi dưới hoặc ở mông, vùng hội âm (ở nữ kém vệ sinh). Ở trẻ sơ sinh ốm yếu, suy nhược, chốc loét sẽ đưa đến loét chân hoại tử.

Tiến triển :

Dai dẳng như loét lao, loét thường để sẹo lõm, có rìa tăng sắc tố.

IX. Các cách điều trị nên tham khảo

1) Có thể làm vỡ các bóng nước bằng kim hay kéo sát trùng sau đó bôi thuốc mỡ lên các vết trợt.

2) Làm mềm và tróc mày bằng thuốc tím pha loãng 1/10.000 đắp ướt hoặc các loại Pommade sát trùng (tránh dùng Pommade Penicilline hay Sulfamid vì dễ gây chàm tiếp xúc).

– Trường hợp thuốc bôi đơn thuần không hiệu quả hoặc trường hợp tổn thương nhiều, lan tràn: Có thể dùng kháng sinh uống: Erythromycine, Penicilline.

– Trường hợp chốc loét: Nên giảm các yếu tố thuận lợi để chốc lành sẹo tốt.

– Trường hợp chốc hóa: Điều trị bệnh chốc trước và điều trị bệnh đa nguyên phát sau.

Xem thêm
6 điểm cần lưu ý khi sử dụng thuốc bôi ngoài da
Mụn trứng cá và cách điều trị

5/5 - (2 bình chọn)