Bệnh Tổ Đỉa

Bệnh tổ đỉa diện rộng ở lòng bàn tay

I. ĐẠI CƯƠNG BỆNH

Bệnh tổ đỉa ((Dysidrose) là một bệnh ngoài da biểu hiện bằng mụn – bóng nước mọc ở lòng bàn tay và bàn chân, mé kẻ tay, kẻ chân.

Bệnh tổ đỉa ở kẽ ngón tay
Bệnh tổ đỉa ở kẽ ngón tay

II. LÂM SÀNG CỦA TỔ ĐỈA

Sang thương căn bản là mụn – bóng nước có đặc điểm như sau:

Khu trú ở bàn tay, bàn chân, đặc biệt ở mé bên các ngón tay, lòng bàn tay, mặt bên, mặt trên và mặt dưới các ngón chân, lòng bàn chân.

Bệnh tổ đỉa diện rộng ở lòng bàn tay
Bệnh tổ đỉa diện rộng ở lòng bàn tay

Bệnh không bao giờ vượt lên mé trên cổ tay, cổ chân, có thể có những thương tổn thứ phát ở các vùng khác của cơ thể, song lại là những mụn nước của eczema thông thường.

Mụn nước ăn sâu trong thượng bì làm cho da trên nổi sần lên, hình tròn, rải rác hoặc sắp xếp thành chùm.

– Sờ vào mụn nước thấy chắc, như có một hạt gì nằm xen vào trong thượng bì.

Bóng nước tổ đỉa to cứng

– Các mụn nước thông thường chỉ độ 1-2mm đường kính, có thể trở thành những bóng nước khá to, nhất là ở lòng bàn tay, bàn chân.

Bóng nước tổ đỉa to ở lòng bàn chân

Các mụn nước thường xẹp đi và khô đét chứ không tự vỡ ra, thượng bì bao phủ mụn nước sẽ có màu ngà vàng và bong ra để lộ một nền da hồng, bóng, hình cung hoặc tròn, có viền vây xung quanh.

– Các mụn nước phát thành từng đợt về mùa xuân và mùa hạ, làm cho tiến triển của bệnh có tính chất chu kỳ. Thường đến mùa hạ bệnh sẽ lùi dần và sẽ không xuất hiện trong suốt mùa đông và lại tái phát trong mùa xuân kế tiếp.

Chàm tổ đỉa vỡ bóng nước ở bàn chân

Hình ảnh thường gặp nhất của bệnh tổ đỉa không phải là mụn nước ở sâu mà chính là hình ảnh mặt bên của ngón tay hoặc chân hoặc bàn tay bàn chân da bị tróc vảy vòng quanh như hình bản đồ hoặc dưới dạng những sang thương bị chốc hóa.

III. MÔ HỌC CỦA BỆNH

Tương tự như ứ bệnh Eczema: có hiện tượng xốp bào và mụn nước nằm trong lớp Malpighi. Không có sự liên quan giữa các mụn nước và tuyến mồ hôi.

IV. CHẨN ĐOÁN BỆNH TỔ ĐỈA

Chẩn đoán (+): Mụn nước sâu nằm ở mặt bên ngón tay, ngón chân hoặc ở lòng bàn tay bàn chân.

Chàm tổ đỉa ở lòng bàn chân vỡ bóng nước

Chẩn đoán phân biệt:

Chàm dạng tổ đỉa: Hay khu trú ở phần trước bàn chân, lan từ đâu các ngón chân, đến phần mu và lòng bàn chân hồng ban có mụn nước hoặc khô bóng và có vảy, nếu không điều trị bệnh sẽ kéo dài.

V. NGUYÊN NHÂN BỆNH TỔ ĐỈA:

Căn sinh bệnh tương tự và phức tạp như đối với Eczema. Tuy nhiên cũng có một số yếu tố tham gia gây bệnh tổ đỉa như: ánh sáng và sức nóng, nhiễm khuẩn và nhiễm nấm. Trong thực tế, dựa vào tiến triển ta có thế phân làm 3 loại, tương ứng với những căn nguyên khác nhau :

Loại cấp tính: Tiến triển nhất thời, có tính chất viêm, thực chất là một viêm nhân tạo, do hóa chất hoặc thảo mộc tác động lên da.

Loại bán cấp hoặc kinh diễn: Thỉnh thoảng có thể xuất hiện 1 đợt cấp diễn.

Loại này có thể do 2 nguyên nhân: Do vi khuẩn hoặc do nấm

+ Do vi khuẩn: Liên cầu khuẩn đã được phát hiện, thể tổ đỉa nung mủ cũng hay gặp, kèm theo viêm bạch huyết và hạch, điều trị bằng dung dịch sát khuẩn

(ngâm thuốc tím, bôi dung dịch Milian) thường đưa lại kết quả.

+ Do nấm: Thường bệnh nhân có tiền sử bị nấm hoặc đồng thời có nấm kẽ chân, ở một số khá nhiều trường hợp có thể tìm thấy nấm ở các thương tổn tổ đỉa, nhất là ở các ngón chân, điều trị bằng thuốc chống nấm đôi khi có kết quả.

Loại hay tái phát theo mùa: Ảnh hưởng của ánh sáng và sức nóng, song không thể loạt bỏ hoàn toàn các tác nhân vi khuẩn và nấm hoặc mô hôi tạo điều kiện thuận lợi cho nấm phát triển.

VI. PHÒNG NGỪA VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH TỔ ĐỈA:

A) PHÒNG NGỪA:

Ở những bệnh nhân bị bệnh tổ đỉa nên hạn chế dùng xà bông, hạn chế công việc đồng áng (hoặc không). Tránh tiếp xúc với ao chuồng, trại nơi nuôi gia súc.

B)  ĐIỀU TRỊ:

1) Tại chỗ:

– Ngâm thuốc tím 1/10.000.

– Dùng các chất màu thoa tại chỗ: Milian, Eosine. Trường hợp tổ đỉa do nấm: dùng các loại thuốc chống nấm như Antimycose, BSI, Fazol v.v…

Đông y dùng cao tổ đỉa, hoặc thuốc mỡ của nhà thuốc minh hùng.

2) Toàn thân:

– Dùng kháng sinh trong trường hợp cố nhiễm trùng

– Kháng dị ứng: Sp Phenergan, Prometan, Chlorpheniramine.

– Dùng các loại Vitamine PP, C, B6, B1 v.v…

– Trường hợp do nấm: Dùng Griseovin, Nizoral Mycostatine.

Nếu bệnh nhân bị bệnh tổ đỉa lâu năm không khỏi thì liên hệ nhà thuốc minh hùng để được hỗ trợ chữa trị kịp thời.

Xem thêm
Bệnh chàm và các phương pháp điều trị

Điều trị bệnh ngoài da bằng thuốc tốt nhất quốc đông y trung quốc, cam kết lâu năm vẫn khỏi: Vua da liễu

Rate this post