Phòng ngừa, điều trị bệnh mòn khớp, gai xương?

Bệnh mòn khớp gai xương

Bệnh mòn khớp gai xương là bệnh thường xuất hiện ở những Người bệnh có độ tuổi trung niên trở đi. Đặc biệt càng về già.

Bệnh mòn khớp gai xương
Bệnh mòn khớp gai xương

Bệnh mòn khớp:

Mòn khớp (còn gọi là thoái hóa khớp) là bệnh tại chỗ do tổn thương đầu tiên ở sụn khớp và xương dưới sụn, thường bắt đầu ở tuổi trưởng thành và tuổi trên 70.

Không có bệnh mòn khớp ở trẻ em. Từ 40 tuổi trở lên có một số dấu hiệu bắt đầu khi khớp chịu sức nặng nhưng ít thấy rõ.

Đây là bệnh được thấy nhiều nhất, vì nó liên quan đến tuổi tác và mọi người đều mắc phải khi bắt đầu lớn tuổi. Nguyên nhân hiện chưa biết rõ nhưng các yếu tố có thể làm khớp bị mòn thêm là làm việc nặng, đi đứng liên tục, chịu lực quả đảng, tổng trạng kém và lực cơ học của xương bị lệch làm cho độ chịu trong khớp không đều.

Thường người ta hay lầm giữa bệnh mòn khớp và các bệnh phong thấp. Điểm chú ý của bệnh mòn khớp là diễn biến từ từ, không có viêm lúc đầu, đặc biệt là đau khi chịu sức nặng. Ví dụ như ở khớp gối, lúc đầu khi ngồi ta không thấy đau, nhưng lúc đứng lên thì đau; buổi sáng khớp có đau chút ít, giảm khỉ cử

động nhưng khi đi nhiều thì đau hơn. Đó là đặc điểm của các khớp bị mòn. Ngoài ra, còn có các yếu tố khác cần phải chú ý trong bệnh mòn khớp như: khi 40 – 50 tuổi trở lên, cử động nghe lột rột. khớp không sưng, không nóng, có vẻ to ra.

Đối với một số người, còn có nổi nút ở các đầu ngón tay. Chụp X – quang cho thấy khe khớp lúc đầu bình thường nhưng càng về sau khe khớp hẹp có chổi xương (thường gọi là xương gai), xương dưới sụn bị xơ chai hoặc có hang.

Thường lúc đầu bệnh diễn biến chậm nhưng càng về sau đau càng nhiều, tùy theo tổng trạng và tùy theo sự điều trị.

Điều trị và phòng ngừa: Cần tăng cường sức cơ, và đặc biệt, giảm lực tì đè trong khớp bằng cách tập vận động hợp lý, thay đổi tư thế, tăng cường sức chịu của xương và cơ bằng sự dinh dưỡng hợp lý. Các phương pháp phụ thêm như châm cứu, xoa bóp thường cho hiệu quả ít. Khi đau nhiều có thể dùng các loại

thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm không steroid. Cần nghỉ ngơi và tránh tập vận động nặng. Nếu có lệnh trục, cần phải chỉnh trục bằng các phương pháp chỉnh hình. Hiện nay, các loại thuốc tái tạo sụn được dùng khá nhiều ở các nước phương Tây. Điểm quan trọng là phải tập mạnh cơ, tăng cường sức đề kháng của cơ thể một cách tuần tự để giúp giảm lực chịu trên khớp.

Bệnh gai xương:

Chữ “gai xương” như thường gọi khiến người ta tưởng rằng xương sống mọc ra những chiếc “gai” có thể đâm vào cơ thể gây đau, thật ra, đó chỉ là các chồi xương nhìn thấy trên phim X – quang trong bệnh mòn khớp và không làm đau. Trừ trường hợp rất đặc biệt là chồi xương mọc vào ống tủy của khớp cột sống, ,

khiến thần kinh bị chèn ép gây đau, chứ bình thường chồi xương không đâm vào các phận khác vì chúng được một lớp sụn mềm nhẵn bên ngoài bao bọc và không đâm vào phần mềm.

Các chồi xương này thường không có khi con người mới sinh ra cho đến trưởng thành. Tuổi càng cao thì chổi xương xuất hiện càng nhiều, đến 60 tuổi có khoảng 30% người bị, và 70 tuổi có  68% người bị.

Phụ nữ bị nhiều hơn nam giới: ở khớp chịu lực như khớp gối bị nhiều hơn các khớp khác. Các chổi xương ở lóng tay phụ nữ sau tuổi tắt kinh hoàn toàn không đau và chổi xương ở các khớp gối, ở mặt trước của cột sống không bao giờ gây đau.

Do đó, cần tránh dùng thuốc không hợp lý khiến gây tình trạng bị phản ứng do thuốc rất nguy hiểm, nhất là tính mạng dùng các loại thuốc hột dưa (đề xa) còn gặp rất nhiều ở các vùng mà người dân còn thiếu thông tin về sức khỏe…

Xem thêm
Chứng bệnh đau đầu và những điều cần biết

4 Bài thuốc chữa bong gân, sai khớp tại nhà

Rate this post