Phương pháp điều trị đường tiêu hóa trên xuất huyết

Đường tiêu hóa trên bị xuất huyết

Đường tiêu hóa trên xuất huyết là dạng có thể chảy máu trong đường tiêu hóa từ miệng tới trực tràng, máu có thể là màu đỏ hay màu đen, hoặc có trong phân màu đỏ hoặc đen. Người bệnh mất máu nhiều có thể bị choáng váng chóng mặt, hoặc bị ngất xỉu.

Đường tiêu hóa trên bị xuất huyết
Đường tiêu hóa trên bị xuất huyết

Đường tiêu hóa trên bao gồm thực quản, dạ dày, tụy tạng, mật, tá tràng, đoạn trên ruột non…. Do nguyên nhân viêm hoặc loét làm cho niêm mạc hoặc huyết quản bị tổn thương mà gây nên triệu chứng chảy máu.

Ngoài việc nôn ra máu, ỉa ra máu (màu đen) khi bệnh tình nặng nhẹ khác nhau, còn có những triệu chứng khác như choáng váng, hoa mắt, mệt mỏi, đau bụng ỉa chảy, tim đập quá nhanh, nét mặt xanh tái, ra mồ hôi trộm….

Y học cổ truyền cho rằng, nguyên nhân xuất huyết rất nhiều. Nguyên nhân không giống nhau, phương pháp điều trị cũng không giống nhau. Nên điều trị theo ba nguyên tắc sau: Trị hỏa (tả hỏa, giáng hỏa), trị khí, trị huyết.

Nội dung điều trị đường tiêu hóa trên xuất huyết

1. Xuất huyết với số lượng ít, trong 24 giờ đại tiện ba lần, toàn thân không có triệu chứng rõ rệt, có thể tự điều trị được.

2. Nằm im trên giường, ít động đậy, ít trở mình.

3. Phải bình tĩnh, vui vẻ, lo lắng, sợ hãi sẽ làm cho các cơ trong dạ dày và ruột co giật, cung cấp máu không tốt, niêm mạc tiết dịch ít, không có lợi cho việc bình phục vết thương.

4. Trong thời kỳ xuất huyết phải ăn chất lỏng như sữa bò, sữa dê, đậu tương, cháo loãng, nước rau tươi, nước hoa quả, cháo bột ngó sen…. Các loại xuất số lượng ít, có thể ăn chất lỏng hoặc thức ăn mềm như cháo loãng, canh bột ngó sen, canh đậu phụ, canh trứng gà….

5. Kiêng ăn chua, tanh, nước khoáng, cà phê, rượu, trà đặc, socola, các thứ cay đắng….

6. Những loại thuốc như aspirin, cortisone, APC, bổ huyết nhân tạo, eritromixin, SMZ… đều có tác dụng kích thích làm tổn thương niêm mạc dạ dày, nên tránh sử dụng.

7. Tích cực chữa những bệnh gây nên xuất huyết như loét dạ dày, xơ gan.

8. Cấm sinh hoạt vợ chồng.

Phương pháp điều trị

Phương thuốc hiệu nghiệm:

1) Bột đại hoàng, mỗi lần 3 gam, mỗi ngày 3 lần, uống lúc đói.

2) Bột tam thất 1,5 gam, bột chân châu 0,6 gam, trộn đều uống, ngày 2 lần.

3) Táo tàm thổ (một hòn đất ở bếp đun rạ rơm) 50 gam, đun nước uống hai lần.

4) Nước tiểu trẻ con dưới 7 tuổi, mỗi lần 100cc, ngày uống 2 lần.

Phương pháp ăn uống:

1) Nấu canh mộc nhĩ và táo tàu để ăn.

2) Nấu cháo gạo tẻ với sữa bò để ăn.

3) Trứng gà 1 quả, bột tam thất 1,5 gam quấy đều, hấp cách thủy, mỗi ngày 2 lần.

Các phương pháp điều trị khác:

1. Mỗi ngày luyện hư tĩnh khí công 1-2 lần

2. Mỗi ngày luyện thái cực quyền 1-2 lần. Khi ngừng chảy máu mới được tập.

Những việc cần chú ý

1. Nếu ngừng xuất huyết mà không uống thuốc, không kiêng ăn uống hoặc làm việc nhiều sẽ dẫn đến xuất huyết tái phát. Vì vậy, phải kiên trì điều trị một tháng trở lên.

2. Trên 40 tuổi bỗng cảm thấy bụng trên đau, xuất huyết, chán ăn, gầy còm, mệt mỏi, tinh thần suy sụp, phòng có khả năng ung thư dạ dày, cần phải di bệnh viện kiểm tra.

Chú giải: Phương pháp đoán số lượng máu chảy trong dạ dày: Số lượng máu chảy ra 5cc hóa nghiệm phân thấy có vết máu, thí nghiệm hiện dương tính; chảy 30cc, mắt thường nhìn thấy phân đen, số lần đại tiện tầng lên; chảy 500cc tim đập nhanh, đầu óc choáng váng, da xanh nhợt, chân tay lạnh, huyết áp hạ, ra mồ hôi, nôn mửa, đang nằm mà đứng dậy tim đập tăng 25 nhịp. Chảy 1000cc đứng lên bị ngất, phản ứng chậm chạp. Chảy trên 1000cc bắt đầu có triệu chứng choáng ngất.

Xem thêm bệnh
Đau bao tử

Chăm sóc bệnh nhân Ung Thư Đại Tràng – Trực Tràng

Rate this post