
Đau bao tử hay đau dạ dày là một bệnh lý gặp ở rất nhiều Người hiện nay. Đau bao tử là một căn bệnh về đường tiêu hóa, gây cho người bệnh đau bụng, bồn nôn, kém ăn (đau quá không dám ăn), chảy máu đường tiêu hóa, xuất huyết dạ dày…

Triệu chứng lâm sàng
Đau bao tử trong viêm dạ dày cấp: Bệnh cấp tính đi kèm với những cơn đau liên tục ở vùng bụng trên, nặng ngực, buồn nôn, ói mửa đi kèm với sốt, bụng căng cứng, tiêu chảy và 1 số triệu chứng khác.
Đau bao tử trong viêm dạ dày mãn: Bệnh diễn tiến chậm đi kèm với cơn đau âm ĩ hay đau nhiều, hoặc có cảm giác nóng ở vùng bao tử, nặng hơn khi ăn đồ lạnh hoặc đồ sống, hay bị căng cứng ở vùng bụng trên kèm với triệu chứng giảm cảm giác ngon miệng kéo dài, da nhợt nhạt, chi mất cảm giác.
Đau bao tử trong loét dạ dày: cảm giác đau chi trên thường xuyên, có chu kỳ 1-2 giờ sau bữa ăn, có thể giảm bớt sau khi ăn vào. Loét dạ dày gây ra cơn đau ép ở vùng bụng trên bên trái, trong khi loét tá tràng gây ra cơn đau ép ở vùng bụng trên bên phải.
Nguyên nhân và bệnh lý
Khi triệu chứng chính là cơn đau xảy ra ở vùng bụng trên gần tim thì cơn đau dạ dày là do các bệnh đường tiêu hóa như bị cảm lạnh, ăn uống vô độ (uống nhiều rượu bia, ăn nhiều đồ cay, nóng), để đói quá hoặc no quá, ở trạng thái phiền muộn và mệt mỏi quá độ, thức khuya, nhịp sinh học thay đổi.
Theo quan niệm của Đông Y thì tỳ (lách) và vị (dạ dày) có mối quan hệ trong ngoài, cái này liên quan đến cái kia. Do đó đau dạ dày có thể liên quan đến vị, can và tỳ.
Phân tích bệnh học cho thấy rằng cảm lạnh quá mức làm ảnh hưởng đến dạ dày, ăn uống quá độ đồ lạnh và đồ sống làm cho cơ thể bị nhiễm lạnh, hoặc ưa ăn đồ nóng làm tích tụ nhiệt, hoặc sự buồn phiền, giận dữ bốc ra khí làm hại gan và luồng khí bị nghẽn lại làm tổn thương dạ dày, hoặc tình trạng mệt mỏi quá mức đưa đến yếu tỳ và vị.
Người bị táo bón hay bị tiêu chảy thường xuyên không được chữa trị dứt điểm cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh đau bao tử.
Điều trị
Các huyệt chính: Tỳ du, Vị du
Các huyệt phụ: Túc tam lý, Thương quàn, Kỳ môn
Châm cứu một đến hai lần mỗi ngày, mỗi huyệt làm khoáng 15-30 phút/lần. Một đợt điều trị khoảng 8 lần.