Viêm gan siêu vi ở trẻ em

Bệnh gan siêu vi ở trẻ em

Viêm gan siêu vi ở trẻ em, hiện nay là một vấn đề lớn của y học thế giới, đang được nhiều người đặc biệt quan tâm. Nhờ các tiến bộ của khoa học kỹ thuật trong y học. Cho đến hiện nay, đã phát hiện ra được ít nhất 6 loại siêu vi viêm gan. Đó là các siêu vi A, B, c, D, E và G.

Bệnh gan siêu vi ở trẻ em
Bệnh gan siêu vi ở trẻ em

Trong đó, được đề cập nhiều hơn là bệnh viêm gan B và c, vì chúng gây nhiều biến chứng nặng nề cho gan như : Xơ gan, ung thư gan và viêm gan mạn.

Số người tử vong vì xơ gan và ung thư gan mỗi năm lên đến hàng triệu người và người ta đã tìm thấy bằng chứng liên quan giữa bệnh viêm gan siêu vi và ung thư gan.

Các biến chứng này điều trị tổn kém và phức tạp, ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống và làm giảm tuổi thọ.

Hiện nay, trên thế giới có khoảng 350 triệu người bị nhiễm siêu vi B và gần 170 triệu người nhiễm siêu vi C. Đa số là các nước đang phát triển.

Tỷ lệ viêm gan siêu vi B diễn tiến mãn tính khoảng 10% ở người lớn và 90% ở tuổi sớm (nếu lây truyền từ mẹ lúc mang thai).

Vùng châu Á – Thái Bình Dương (có Việt Nam) được coi là vùng dịch lưu hành. Tỷ lệ nhiễm siêu vi B và c khá cao.

Ở nước ta, chưa có thống kê chính xác nhưng ước tính có gần 12 triệu người nhiễm siêu vi B và trên 2 triệu người nhiễm siêu vi c trên tổng số gần 80 triệu dân. Gần 2/3 là phụ nữ và trẻ em.

Đa số người bệnh không biết mình mắc bệnh hoặc được chẩn đoán bệnh khi ở vào giai đoạn quá trễ và đã có biến chứng do viêm gan siêu vi gây ra.

Những số liệu trên cho thâỳ việc phòng ngừa và điều trị viêm gan siêu vi rất quan trọng trong công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng vì đây là bệnh truyền nhiễm đáng lo ngại, không chỉ nguy hại cho người bệnh mà còn có thể lây nhiễm cho người khác.

Viêm gan siêu vi B và c lây nhiễm qua 3 đường chính:

Viêm gan siêu vi lây lan qua đường máu, sinh dục, từ mẹ sang con
Viêm gan siêu vi lây lan qua đường máu, sinh dục, từ mẹ sang con

  – Đường máu (tiêm chích).

  – Đường sinh dục .

  – Đường truyền từ mẹ sang con lúc sanh và thời gian ngắn sau sanh. Đường từ mẹ sang con rất quan trọng vì dễ đưa đến các biến chứng cho gan.

    Người ta nhận thấy rằng, diễn biến tự nhiên khi nhiễm siêu vi B và c là 15 hay 20 năm. Người bệnh có thể bị viêm gan mạn, xơ gan hoặc có trường hợp tạo ung thư gan.

    Như vậy, một trẻ nhỏ bị nhiễm 1 trong 2 loại siêu vi này, nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm, đến lúc trưởng thành rất có thể bị bệnh gan. Do vậy, phòng ngừa và điều trị sớm thì rất quan trọng cho sức khỏe và tương lai của trẻ

Nhiễm siêu vi B trẻ em tăng lên theo độ tuổi:

Các giai đoạn tổn thương gan
Các giai đoạn tổn thương gan

Tuổi mẫu giáo tỷ lệ chiếm 3 – 4%.

Tuổi cấp I chiếm khoảng 5%.

Tuổi cấp II chiếm 6 – 8%.

Tuổi cấp III chiếm 9-12 %.

Sau đó, tỷ lệ nhiễm giảm dần.

Viêm gan siêu vi B hoặc c ở trẻ càng nhỏ càng khó để nhận biết và phát hiện sớm.

Chỉ có khoảng 15% trong số trẻ nhiễm siêu vi B & c là có triệu chứng như: Vàng mắt, vàng da, ngứa da, phân nhạt màu, tiêu chảy…Khám bác sĩ cho thâỳ gan to, lách to…Nặng hơn có thể rối loạn tri giác, xuất huyết dưới da và niêm mạc…      

Khoảng 85% các trường hợp khác triệu chứng không rõ; ràng, kín đáo, có thể chỉ rối loạn tiêu hóa, mệt mỏi, đau cơ, nhức đầu, ớn lạnh…

Tuy nhiên, siêu vi gây viêm gan vẫn hoạt động âm ĩ trong cơ thể trẻ. Chỉ có xét nghiệm máu và siêu âm gan cho trẻ là cách để phát hiện bệnh sớm.

Đối với trẻ chưa được chủng ngừa hay nghi ngờ bị viêm gan siêu vi B, gia đình nên đưa trẻ đến khám tại cơ sở có bác sĩ chuyên khoa để trẻ được làm xét nghiệm. Nếu không bị nhiễm siêu vi B sẽ được chủng ngừa.    

Ngược lại, nếu trẻ có bệnh, tùy theo thể bệnh, có thể siêu vi không hoạt động (HbeAg (-)) và chức năng gan bình thường thì không cần phải điều trị, trẻ được khuyên theo dõi trong 6 tháng.

Nếu xét nghiệm cho thấy siêu vi hoạt động (HbeAg (+)) và chức năng gan bình thường phải làm thêm xét nghiệm sinh học phân từ định lượng (PCR HBV)

Nếu (+) mạnh thì nên quyết định điều trị chống siêu vi. Nếu siêu vi vừa hoạt động vừa tăng men gan thì điều trị tăng men gan và chống siêu vi.

Năm 1997, FDA của Mỹ đã chấp thuận đưa Lamivudin vào điều trị viêm gan B trong trường hợp hoạt tính siêu vi cao, thuốc ít tác dụng phụ, dung nạp tốt.

Mặc dầu, theo nhiều báo cáo, thuốc có hiệu quả cao, nhưng thời gian sử dụng ở nước ta chưa lâu, nên vẫn còn phải tiếp tục theo dõi, chưa có kết luận. Điều quan trọng là nên chủng ngừa cho các cháu.

Hiện nay, chỉ có thuốc ngừa viêm gan A và siêu vi B, chưa có thuốc ngừa viêm gan C (còn nghiên cứu).

Trước khi chích ngừa viêm gan B, nên xét nghiệm. Nếu đã nhiễm thì không chích, nếu chưa thấy nhiễm thì chích ngừa.

Có hai thời biểu chích ngừa viêm gan siêu vi ở trẻ em:

Biểu chích ngừa viêm gan siêu vi b cho trẻ em

– Loại chích 3 mũi (0, 1 & 6 tháng): Dùng cho cháu trong gia đình không ai bị nhiễm.

– Loại 4 mũi (0, 1, 2 & 12 tháng) : Dùng cho cháu trong gia đình có người bị nhiễm siêu vi B.

Đối với người mẹ có mang mầm siêu vi B lúc mang thai, thì nên chích ngừa ngay cho cháu lúc lọt lòng ( càng sớm càng tốt), vì phải tranh thủ tiêu diệt nhanh mầm siêu vi từ mẹ qua bé.

Thời gian chích tốt nhất là 2 tiếng sau khi sinh. Có khoảng 5 – 10 % là không đem lại tác dụng sau khi chích ngừa viêm gan B đủ liều. Do đó, để loại bỏ bớt yếu tố ảnh hưởng, nên lắc thuốc trước khi chích, chích bắp sâu và không dùng corticoide trong và ngay sau khi chích ngừa vì bất kỳ lý do nào.

Một năm sau khi chích ngừa nên đi xét nghiệm lại kháng thể kháng siêu vi B gọi là Anti HBs để tin chắc rằng lần chích trước có tác dụng tốt.

Nếu Anti HBs < 30 đơn vị, nên chích nhắc lại, nếu Anti HBs>100 đơn vị thì an tâm, kháng thể này bảo vệ cơ thể trẻ đến 8-10 năm sau (ở Việt Nam).

Tóm lại, viêm gan siêu vi là một bệnh có tỉ lệ người mắc bệnh khá cao, lây nhiễm nhanh, thường gặp trong cộng đồng. Bệnh để lại di chứng và biến chứng nguy hiểm. Điều trị tốn kém, phức tạp.

Cách tốt nhất là khuyến khích phụ huynh đưa con em mình đi tiêm chủng, ưu tiên cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 5 tuổi.

Khi có nghi ngờ, nên đưa trẻ đến nơi có chuyên khoa đầy đủ xét nghiệm và máy móc; hoặc đến bác sĩ chuyên khoa để được tham vấn, chẩn đoán, điều trị và theo dõi lâu dài.

Viêm gan siêu vi, hiện nay là một vấn đề lớn của y học thế giới, đang được nhiều người đặc biệt quan tâm. Nhờ các tiến bộ của khoa học kỹ thuật trong y học. Cho đến hiện nay, đã phát hiện ra được ít nhất 6 loại siêu vi viêm gan. Đó là các siêu vi A, B, c, D, E và G.

    Trong đó, được đề cập nhiều hơn là bệnh viêm gan B và c, vì chúng gây nhiều biến chứng nặng nề cho gan như : Xơ gan, ung thư gan và viêm gan mạn. Số người tử vong vì xơ gan và ung thư gan mỗi năm lên đến hàng triệu người và người ta đã tìm thấy bằng chứng liên quan giữa bệnh viêm gan siêu vi và ung thư gan.

    Các biến chứng này điều trị tổn kém và phức tạp, ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống và làm giảm tuổi thọ.

    Hiện nay, trên thế giới có khoảng 350 triệu người bị nhiễm siêu vi B và gần 170 triệu người nhiễm siêu vi c. Đa số là các nước đang phát triển.

    Tỷ lệ viêm gan siêu vi B diễn tiến mãn tính khoảng 10% ở người lớn và 90% ở tuổi sớm (nếu lây truyền từ mẹ lúc mang thai).

    Vùng châu Á – Thái Bình Dương (có Việt Nam) được coi là vùng dịch lưu hành. Tỷ lệ nhiễm siêu vi B và c khá cao.

    Ở nước ta, chưa có thống kê chính xác nhưng ước tính có gần 12 triệu người nhiễm siêu vi B và trên 2 triệu người nhiễm siêu vi c trên tổng số gần 80 triệu dân. Gần 2/3 là phụ nữ và trẻ em.

     Đa số người bệnh không biết mình mắc bệnh hoặc được chẩn đoán bệnh khi ở vào giai đoạn quá trễ và đã có biến chứng do viêm gan siêu vi gây ra.

     Những số liệu trên cho thấy việc phòng ngừa và điều trị viêm gan siêu vi rất quan trọng trong công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng vì đây là bệnh truyền nhiễm đáng lo ngại, không chỉ nguy hại cho người bệnh mà còn có thể lây nhiễm cho người khác.

Tóm lại, viêm gan siêu vi là một bệnh có tỉ lệ người mắc bệnh khá cao, lây nhiễm nhanh, thường gặp trong cộng đồng. Bệnh để lại di chứng và biến chứng nguy hiểm. Điều trị tốn kém, phức tạp.

Cách tốt nhất là khuyến khích phụ huynh đưa con em mình đi tiêm chủng, ưu tiên cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 5 tuổi.

Khi có nghi ngờ, nên đưa trẻ đến nơi có chuyên khoa đầy đủ xét nghiệm và máy móc; hoặc đến bác sĩ chuyên khoa để được tham vấn, chẩn đoán, điều trị và theo dõi lâu dài.

Xem thêm bệnh
Suy gan

Rate this post