Tổng hợp các bài thuốc Chữa Trị Bệnh Gan theo đông y học

Bệnh gan và cách điều trị hiệu quả tại nhà

1. Tìm hiểu bệnh gan theo Đông y

Trong y học cổ truyền, viêm gan thuộc chứng hoàng đàn (vàng da). Chứng bệnh này có nguyên nhân do thấp ở tỳ, nhiệt ở vị nung nấu làm ảnh hưởng đến chức năng sơ tiết của can, đởm.

Bệnh gan và cách điều trị hiệu quả tại nhà
Bệnh gan và cách điều trị hiệu quả tại nhà

Nguyên nhân và cơ chế bệnh chủ yêu do cảm nhiễm ngoại tà hoặc cằm phải thời khí ôn dịch, hoặc thử tà ẩn phục làm cho thấp nhiệt uất kết, tà khí không có đường ra ở lại nung nấu hóa nhiệt, ảnh hưởng đến công năng sơ tiết, điểu đạt của can, đởm mà sinh hoàng đản.

Mặt khác, do ăn uống thiếu giữ gìn, uống những loại rượu kém chất lượng (tửu độc), lao thương quá độ làm tỳ, vị tổn thương, trọc khí uất kết phối hợp với phong thấp hóa, thấp nhiệt nung nấu ứ lại sinh hoàng đản.

Theo cách quan niệm của y học phương Tây thì nguyên nhân của bệnh là do tác động của môi trường sống, vói những yếu tố bất lợi chẳng hạn thời tiết nóng, lạnh, không gian ô nhiễm hay do một tác nhân gây bệnh nào đó như: vi khuẩn, virus, sự nhiễm độc…,

Cơ thể con người với quá trình chuyển hóa trong khiến cho dạng oxy hoạt động hay còn gọi là các gốc tự do sàn sinh ra quá mức bình thường ở tế bào gan làm thương tổn các nhu mô gan, các tổ chức liên kết của gan mà gây ra viêm gan.

Thuốc điều trị viêm gan theo y học Tây phương sẽ có tác động ức chế, ngăn cản những diễn tiến của sự sản sinh này.

Nghiên cứu điều trị bệnh gan theo đông y và tây y
Nghiên cứu điều trị bệnh gan theo đông y và tây y

Còn đối với y học Đông y, những dược liệu dùng chữa trị viêm gan rất phong phú, chủ yếu với tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hóa tháp, dường can.

Nghiên cứu về thành phần hóa học của nhóm thuốc này, người ta thấy rằng đa số chúng chứa các chất flavonoid.

Hoạt chất này có tác dụng ngăn chặn sự hủy hoại cấu trúc, chức năng của tế bào gan, đặc biệt trong những trường hợp tế bào gan bị hủy hoại do các chất độc hướng gan gây ra.

Đó là vì câu trúc hóa học các chất flavonoid có tính chất chống oxy hóa. Nó làm trung hòa các oxy hoạt động do có cấu trúc polyphenol dễ tạo ra các gốc semiquinon bền vững trong cơ thể.

Chúng có khả năng tạo phức với ion các kim loại chuyển tiếp Ca++, Fe++ xúc tác cho phản ứng Fenton sinh ra các gốc tự do, để làm mất tính xúc tác của các kim loại này.

Tác động này đã làm mất tính chất khơi mào quá trình perocid hóa, dập tắt phản ứng gốc tự do dây chuyền ở tế bào gan.

Vì vậy có thể bảo vệ được tế bào gan, hạn chế quá trình viêm và hoại tử, đồng thời thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào gan, giúp gan hồi phục.

Chữa trị viêm gan mãn tính
Chữa trị viêm gan mãn tính

2. Những bài thuốc Đông y chữa bệnh viêm gan     

• Bài 1: Chữa viêm gan cấp và mạn tính

Rễ chàm mèo 12g, bại tương thảo 15g, nhân trần 12g. Xắc uống ngày một thang

• Bài 2: Chữa viêm gan, hoàng đản cấp tính, bụng trương cứng

Hoàng bá 6g, nhân trần 12g, quả dành dành 9g, đại hoàng 6g. Sắc uống

Có thể dùng rễ cây đơn châu chấu (sao vàng) 15g hay cây trầu nước (hàm ếch) 20g, đại kế 10g. Xắc uống hàng ngày.

• Bài 3: Chữa viêm gan mạn tính

Đan sâm 15g, cây điền cơ hoàng (cây ban) 15g, Xắc uống ngày một thang, Có thể dùng hy thiêm 12g, xắc uống hàng ngày.

• Bài 4: Chữa viêm gan cấp tính

Dùng thân hoặc rễ hoàng liên ô rô 25g, rễ hoàng liên gai 15g, nhân trần 15g, sắc uống. Trường hợp hoàng đản dùng đinh lịch tử 4g, long đởm thảo 4g, sơn chi từ 6g, nhân trần 6g, hoàng cầm 6g. Xắc uống.

• Bài 5 : Chữa viêm gan hoàng đản cấp tính do thấp nhiệt

Long đởm 12g, uất kim 6g, nhân trần 12g, 6g hoàng bá, Xắc nước uống.

• Bài 6 : Chữa viêm gan mạn tính, đau tức vùng gan, viêm gan do ngộ độc, xơ gan thời kỳ đầu

Uất kim (củ nghệ vàng), đan sâm, đương quy, đẳng sâm, trạch tà, hoàng tinh, hoài sơn, sơn tra, thần khúc, tần giao, cam thảo, sinh địa, rễ chàm mèo mỗi vị 9g; bạch thược 3g; hoàng kỳ, nhân trần mỗi vị 18g.

Tán thành bột mịn làm hòa với nước mỗi lần uống 6g x 2 lần trước bữa ăn sáng và tối với nước ấm, dùng một đợt 6 ngày nghi một ngày, uống liền 6 tuần nghỉ một tuần.

• Bài 7: Chữa viêm gan mạn tính

Lấy 1 lá Lô hội, gọt bỏ gai, cắt thành nhiều miếng, cho vào vào trong ly rồi đổ nước sôi và đậy kín lại.

Chờ khoảng 15 phút để vị thuốc tiết ra hết thì dùng nước đó để uống, Ngày uống 2 lần sáng và tối.

• Bài 8: Chữa viêm gan – vàng da     

Mỗi ngày dùng 16g lá và rễ cây sầu riêng để sắc nước uống

• Bài 9: Chữa viêm gan – vàng da

Mỗi ngày dùng 60g cây nọc sởi khô xắc với nước để uống

3. Những bài thuốc Đông y chữa bệnh gan nhiễm mỡ

Gan nhiễm mỡ là bệnh do rối loạn sự chuyển hóa chất béo mà gây nên. Ở người khỏe mạnh, hàm lượng mỡ trong gan chỉ khoảng 3,5 – 5%, nhưng ở người bệnh, lượng mỡ tích lũy trong tế bào gan có thế lên tới 70%. Bệnh thường gặp ở những người béo phì, đái tháo đường, cao mỡ máu, nghiện rượu.

Gan nhiễm mỡ đang có xu hướng trở nên phổ biến ở người trẻ tuổi và lan rộng, khiến cho việc dự phòng và điều trị bệnh trở thành một vấn để có tính thời sự.

Điều trị bệnh gan nhiễm mỡ theo bài thuốc đông y
Điều trị bệnh gan nhiễm mỡ theo bài thuốc đông y

Gan nhiễm mỡ thường không có triệu chứng rõ rệt. Đại bộ phận người bệnh chỉ thấy tinh thần hơi mệt mỏi, ăn uống kém ngon, có cảm giác hơi khác thường ở vùng hạ sườn phải, chi có một số rất ít thấy lợm giọng, buồn nôn, bụng trướng…

Nói chung, phải làm các xét nghiệm và kiểm tra siêu âm mới có thể xác định được. Tuy nhiên căn bệnh này lại tiềm ẩn 4 nguy cơ lớn:

 Nguy cơ 1: Khi gan nhiễm mỡ, lượng phospholipid họp thành trong tế bào gan và lượng lipoprotein trong huyết tương thường bị giảm thiểu; dần dần ảnh hưởng xấu đến chức năng thần kinh và mạch máu, dẫn đến hiện tượng giảm trí nhớ, xơ vữa động mạch…

 Nguy cơ 2: Ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất trong gan, nhất là làm chức năng tổng hợp albumin của gan bị suy yếu. Albumin là protein đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì hoạt động của tất cả các tổ chức và cơ quan trong cơ thể.

Thiếu albumin nặng sẽ dẫn đến tình trạng chán ăn, tinh thần và cơ thể mệt mỏi, dễ mắc bệnh do chức năng miễn dịch suy giảm…

Nguy cơ 3: Tế bào gan bị xơ hóa dần dần, dẫn đến xơ gan. Có người lo ngại, gan nhiễm mỡ có thể dẫn đến ung thư gan. Nhưng thực ra, giữa gan nhiễm mỡ và ung thư gan không có mối liên quan trực tiếp.

Tuy nhiên, nếu người bị gan nhiễm mỡ lại đồng thời mắc bệnh viêm gan siêu vi hoặc vẫn tiếp tục uống rượu vô độ, thì gan có thể bị xơ hóa nhanh chóng.

Các nghiên cứu cho thấy, có một số trường hợp xơ gan có thể dẫn đến ung thư gan. Do đó, xơ gan có thể xem như một yếu tố nguy cơ của ung thư gan, và cũng là “chiếc cầu nối” nguy hiểm giữa bệnh gan nhiễm mỡ và ung thư gan.

Nguy cơ 4: Làm giảm tuổi thọ. Gan nhiễm mỡ do bất kỳ nguyên nhân nào cũng đều ảnh hưởng nhất định đến hoạt động cơ thể.

Ví dụ, gan nhiễm mỡ do béo phì hoặc đái tháo đường, tuy không đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh, nhưng vẫn làm giảm tuổi thọ một cách đáng kể.

Các nghiên cứu đã phát hiện, trong số những người thọ trên 90 tuổi, có khá nhiều người mắc các bệnh tim mạch, phổi, thận, nhưng số’ người mắc bệnh gan rất ít.

Thực tế lâm sàng cho thấy, liệu pháp Đông y có tác dụng rất tốt đối với việc điều trị bệnh gan nhiễm mỡ, nhát là trong giai đoạn bệnh mới xuất hiện.

Người bệnh có thể căn cứ vào các triệu chứng cụ thể để lựa chọn những bài thuốc điều trị gan nhiễm mỡ phù hợp

a. Khí trệ huyết ứ bị gan nhiễm mỡ

Triệu chứng: Vùng hạ sườn phải đau trướng hoặc nhấm nhói đau, hoặc gan to, mô gan hơi cứng. Lưỡi tím tái, mạch tế sáp (nhỏ, rít)

Bài thuốc 1: “Chè sơn tra mật ong”

Sơn tra (hoặc táo mèo) 40g, mật ong 10g. Sơn tra rửa sạch, hong khô, bổ đôi, cho vào nồi thêm nước nâu 30 phút, bắc ra cho mật ong vào trộn đều là được, chia ra ăn hết trong ngày.

Dùng liên tục trong 2 tháng (một liệu trình), nếu chưa khỏi, nghỉ 5 ngày rồi lại tiếp tục một liệu trình khác cho đến khi khỏi bệnh.

Một bệnh viện ở y học cổ truyền đã thử nghiệm sử dụng phương thuốc trên điều trị 20 trường hợp gan nhiễm mỡ.

Sau 2 tháng có 8 trường hợp khỏi bệnh (chứng trạng cục bộ và toàn thân đều hết, chức năng gan khôi phục bình thường), 12 trường hợp có chuyển biến tốt (chứng trạng cục bộ và toàn thân cải thiện).

Bài thuốc 2:

Dùng lá, cành, rễ cây muồng trâu sao vàng sắc nước uống thường xuyên.

b. Đàm thấp nội trở gây ra bệnh gan

Triệu chứng: Loại hình này thường gặp ở những người béo phì. Thân hình ục ịch, vận động khó khăn, vùng dạ dày và gan trướng tức, tinh thần uể oải, người nặng nề, chất lưỡi nhợt bệu, rêu lưỡi trắng.

•  Bài thuốc 1: “Bột vỏ quýt ý dĩ “

Vỏ quýt 250g, hạt ý dĩ 300g. Cả hai thứ rửa sạch, phơi hoặc sấy khô, tán thành bột mịn, trộn đều, cho vào lọ nút kín dùng dần. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 15g, chiêu bằng nước đun sôi còn ấm. Mỗi liệu trình 2 tháng.

Quan sát lâm sàng cho thấy, sau khi điều trị 2 liệu trình (khoảng 4 tháng), những người béo phì gan nhiễm mỡ, hoặc gan nhiễm mỡ do “đàm thấp nội trở” đã có những chuyển biến rõ rệt.

•  Bài thuốc 2: “Trà trạch tả”

Trạch tả 15g, chè búp 3g. Trước tiên sắc trạch tả 20 phút, chắt lấy nước, hãm trà 3 – 4 lần uống trong ngày.

Kết quả thực nghiệm cho thấy : Trạch tả có tác dụng giảm mỡ máu tốt. Búp chè làm giảm cholesterol, tăng sức đàn hồi của mạch máu, có tác dụng phòng xơ vữa động mạch và gan nhiễm mỡ. Những người béo phì, gan nhiễm mỡ nên uống loại trà này hằng ngày.

•  Bài thuốc 3: Chữa vàng da, trướng bụng, bí tiểu, lấy một nắm lá hẹ, giã nát trộn với bã rượu và muối rồi buộc chặt lại và đắp lên rốn.

c. Tỳ khí hư nhược (Chức năng tiêu hóa suy yếu) gây gan nhiễm mỡ

Triệu chứng: Người mệt mỏi, tay chân mềm rũ, ngón chân ngón tay hơi lạnh hoặc hơi tê. Thở hụt hơi, tinh thần uể oải. Ăn uống giảm sút (chán ăn, ăn không tiêu), bụng trướng. Sau khi ăn bụng đau tức, mặt và mắt phù, đại tiện lỏng, phân không thành khuôn. Chất lưỡi nhợt, rêu lưỡi trắng, mạch tế (nhỏ yếu).

• Bài thuốc 1: “Cháo đẳng sâm phục linh biên đậu”

Đẳng sâm 10g, phục linh 10g, bạch biển đậu 20g; Gạo tẻ 50 -100g.

Trước hết thái đẳng sâm và phục linh thành lát, cùng với bạch biển đậu nấu 30 phút, sau đó cho gạo đã vo sạch vào nấu nhỏ lửa đến khi cháo chín. Chia ra 2 lần ăn nóng vào buổi sáng và buổi tối. Ăn cả đẳng sâm, phục linh và bạch biển đậu. Sử dụng liên tục 3 – 4 tháng.

• Bài thuốc 2: “Sữa đậu nành trộn đậu phộng”

Đậu tương 50g, lạc nhân 10 g. Đậu tương và lạc rửa sạch, đô ngập nước ngâm khoảng nửa ngày. Khi thấy đậu và lạc đã nở to, thêm 500ml nước, xay hoặc nghiền mịn, dùng vải xô bọc lại vắt lấy nước bỏ bã.

Đổ nước cốt vào nồi đun sôi kỹ, thêm đường trắng cho đủ ngọt là được. Chia ra uống buổi sáng và chiều, uống nóng.

Nghiên cứu cho thấy, đậu tương và lạc có hàm lượng lớn lecithin, là chất có tác dụng trị liệu hiệu quả gan nhiễm mỡ.

Kết quả quan sát lâm sàng cho thấy, món sữa trên có tác dụng kiện tỳ cường thân, lại là thuốc đặc hiệu chữa gan nhiễm mỡ.

• Bài thuốc 3: Chữa vàng da, gan suy yếu chức năng, lấy toàn thân cây cỏ may, sao vàng sắc với nước còn lại 3 chén, chia làm nhiều lần uống hết trong ngày.

d. Can thận âm hư (Tạng can, thận suy yếu)

Triệu chứng: Hạ sườn phải ngâm ngẩm đau, đầu choáng, mắt hoa, tai ù, lưng đau mỏi, yếu sức, lòng bàn chân bàn tay nóng, thân hình gầy gò, miệng khô, chất lưỡi đỏ, mạch tế sác (nhỏ, nhanh).

•  Bài thuốc 1: Đông trùng hạ thảo 10g, nấm hương 20g, đậu phụ 200g.

Đông trùng hạ thảo và nấm hương ngâm nước lạnh cho nở to. Vớt ra rửa sạch, nấm hương thái chỉ, cùng với đậu phụ cho vào chảo thêm chút mỡ xào qua.

Thêm nước nấu nhỏ lừa 30 phút. Cuối cùng cho chút hành, mì chính, mắm muối, gia vị vào trộn đều là được.

Chia ra ăn với các bữa cơm trong ngày sẽ giúp bệnh gan nhiễm mỡ khỏi dần

• Bài thuốc 2: Chữa, sưng gan, mắt vàng xanh

Lấy 5 trái dành dành, 10 lát dây thần thông, 1 nắm cỏ mực, 1 nắm rau má, 10 lát cây thường sơn, 10 lát củ sả, 3 lát gừng sống.

Cam thảo đất, cây mua sao, rễ tranh, rau đắng biển, cây ké, cây muồng trâu, vỏ quýt, cỏ mần trầu mỗi thứ 1 nắm. Cho tất cả vào siêu, đổ ngập nước, sắc lại còn 2 chén, chia làm 2 lần uống hết trong ngày.

e. Gan nhiễm mỡ do ngộ độc rượu

Bệnh này thường gặp ở những người nghiện rượu nặng phải chữa ngay, nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến xơ gan.

Triệu chứng: Gan to, mô gan hơi cứng, đau vùng gan, ấn tay vào cảm giác đau tăng, chát lưỡi vàng nhợt, mạch huyền sác (căng như dây đàn, đập nhanh).

• Bài thuốc: “Cát hoa hà diệp trà”

Hoa sắn dây 15g, lá sen tươi 60g (khô 30g). Lá sen thái chỉ, cùng với hoa sắn dây sắc lấy nước uống thay trà liên tục trong nhiều ngày.

Người nghiện rượu gan bị nhiễm mỡ nên uống thứ trà này hằng ngày.

4. Các loại thuốc có nguồn gốc thảo dược chữa trị bệnh gan

Các thảo dược bảo vệ và chữa trị bệnh gan
Các thảo dược bảo vệ và chữa trị bệnh gan

a. Atiso nhuận gan, bảo vệ gan: 

Có nhiều biệt dược quen thuộc như chophytol, artichol, cynaphytol, cinarex… được bào chế từ cao atiso như viên bọc đường, thuốc giọt, thuốc đạn, chè uống, thuốc tiêm.

Hoạt chất của atiso là cynarin và các dẫn xuất. Thuốc có tác dụng làm tăng sự tiết mật, nhuận gan, lợi tiểu, tăng chuyển hóa cholesterol

Thuốc dùng trong trường hợp bị rối loạn chức năng gan, bảo vệ gan, thông mật, rối loạn tiêu hóa như chậm tiêu, ợ chua, buồn nôn.

Thuốc còn được dùng trong bệnh viêm thận cấp và mạn. thuốc không có chống chỉ định nào đáng kể.

b. Nhân trần hỗ trợ điều trị bệnh gan: 

Hoạt chất chính là tinh dầu, trong đó có cineol. Ngoài ra còn có các flavonoid.

Cây thuốc thường được nhân dân ta làm chè uống hằng ngày, dùng trong các chứng bệnh hoàng đản cấp, tiểu tiện vàng đục và ít, tiêu hóa kém.

c. Dầu gấc kháng thể bảo vệ gan: 

Cũng được dùng trong một số’ bệnh gan như viêm gan do virut, bệnh gan do nhiễm hóa chất độc (như nhiễm dioxin).

d. Kế sữa chống độc tố

Kế sữa còn có tên khoa học là Silybum Marianum, có công dụng bảo vệ gan chống độc tố, giúp chữa chứng khó chịu do uống nhiều rượu.

❖  Các dạng chế phẩm từ Kế sữa:

– Dạng viên nang : viên nang 500mg có thể được dùng để trị chứng khó chịu do uống quá nhiều rượu.

– Dạng thuốc sắc : được dùng để trị nhiễm độc gan, mỗi ngày uống nừa chén.

– Dạng ngâm rượu : được pha chế từ hạt kế sữa và được kê đơn để trị các bệnh gan. Ngày uống tối đa 10ml pha với nước đun sôi để nguội. •

❖  Điều trị – Công dụng

Điều trị rối loạn gan: Kế sữa là thảo dược chủ yếu được dùng để bảo vệ gan và các chức năng chuyển hóa của nó, giúp gan tái tạo các tế bào mới. Thảo dược này được dùng để trị bệnh viêm gan, bệnh vàng da và bệnh xơ gan cũng như các bệnh do gan bị tác hại do nhiễm trùng và độc tính của rượu.

Dạng viên thảo dược này được kê đơn trị các rối loạn gan trong thời gian dài. Giảm tác hại của gan khi người bệnh được điều trị bằng phương pháp hóa trị: Khi sử dụng liệu pháp hóa trị, Kế sữa có thế giúp giới hạn tác hại cho gan do sử dụng liệu pháp hóa trị được kê đơn để trị các bệnh như ung thư. Nó cũng có thể làm mau phục hồi sức khỏe do các tác dụng phụ của liệu pháp hóa trị.

Chất Silymarin là một hóa chất có hoạt tính trong thảo dược chống oxy hóa, nó là một trong các chất được xem là có khả năng bảo vệ gan hiệu quả nhất.

Kế sữa cho thấy có khả năng ngăn chặn và thậm chí khôi phục gan bị tổn thương do các độc tố’ môi trường, các gốc tự do có hại, thuốc lá, rượu và các hóa chất không có Lợi cho cơ thể trong quá trình ăn uống.

Silymarin còn có tác dụng kích thích tổng hợp protein và còn giúp điều chỉnh, khôi phục gan bằng cách kích thích thay thế các tế bào gan bị tổn thương bằng tế bào lành mạnh. Nó tăng mức glutathione ở gan giúp cho quá trình giải độc.

Kế sữa còn giúp người bệnh mau hồi sức sau khi bị các tác dụng phụ của liệu pháp hóa học. Ngoài ra, y học cổ truyền Trung Quốc còn dùng kế sữa để chữa chứng trầm cảm do các dạng xung huyết ở gan làm ảnh hưởng tới người bệnh.

e. Cúc Đức làm mát gan

❖  Công dụng

Theo y học cổ truyền Trung Quốc, Cúc Đức là một thảo dược có công dụng làm mát gan, rất có ích trong việc giải độc gan đồng thời có tác dụng giảm đau cho người bệnh đối với những triệu chứng của bệnh gan.

Ngoài ra Cúc Đức còn là một phương thuốc truyền thống rất hiệu nghiệm dùng để chữa trị rối loạn tiêu hóa.

❖  Cách dùng

Dùng 250 – 1000 dạng chiết xuất chuẩn, uống giữa các bữa ăn.

f. Bồ Công Anh giải độc gan

Công dụng

– Lợi tiểu

– Giải độc gan

Loại thảo dược này hỗ trợ việc giải độc và thường được dùng như là phương thuốc hiệu quả giải độc gan và chữa trị các rối loạn ở túi mật.

Bồ công anh tăng lưu lượng mật và kích thích co thắt của túi mật để phóng thích mật tích tụ ở ruột. Điều này có tác dụng hỗ trợ sự phân hủy các chất béo trong chế độ dinh dưỡng, giúp phòng tránh táo bón và giảm bớt nguy cơ mắc bệnh sỏi thận.

Ngoài ra, mức khoáng chất và potassium cao trong thành phần của Bồ Công Anh cũng có tác dụng rất tốt trong vấn đề lợi tiêu.

❖  Các dạng chế phẩm :

– Dạng sắc : Lây rễ Bồ Công Anh sắc nước còn một chén rửa. Ngày uống 3 lần, mỗi lần nửa chén.

– Dạng pha : Được pha chế từ lá Bồ Công Anh, mỗi ngày uống 500ml để trị sưng mắt cá chân.

– Dạng ép : Ép lá Bồ Công Anh để lấy nước uống. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 20ml để trị chứng phù nề.

– Dạng ngâm rượu : Lấy rễ Bồ Công Anh ngâm với rượu. Khi uống pha thêm với 100ml để trị chàm bội nhiễm, ngày uống 3 lần.

❖  Cách dùng

– Trị bệnh gan : Rễ Bồ Công Anh có tác dụng giải độc rất hiệu quả ở gan và kích thích tiết mật. Rễ có vị hơi đắng, có tác dụng nhuận trường nhẹ.

– Giải độc : Rễ Bồ Công Anh là một trong những thảo dược dùng để giải độc tốt nhất. Nó giúp loại thải các chất cặn bã ở gan và túi mật, kích thích thận thải độc tố qua nước tiểu và kích thích giải độc tố đều đặn do nhiễm trùng hoặc các

chất ô nhiễm. Món rau trộn làm từ lá Bồ Công Anh có thể dùng để giải độc rất tốt.

– Trị Sỏi mật: Cả rễ lẫn lá Bồ Công Anh đều có tác dụng rất tốt đối với túi mật nên được dùng để làm tan sỏi mật đồng thời phòng tránh các bệnh sỏi mật.

– Trị các bệnh ngoài da : Trị các bệnh chàm bội nhiễm, bệnh vẩy nến, nổi mề đay, mụn nhọt,….

– Giảm huyết áp : Lá Bồ Công Anh có tác dụng lợi tiểu nên làm giảm thể tích chất lỏng trong máu. Không giống như các thuốc lợi tiểu khác thường làm mất kali trong cơ thể, Bồ Công Anh lại không gây ra tình trạng này vì trong lá của nó vốn chứa nhiều kali.

g. Quả Ngũ Vị Tử bảo vệ gan

❖  Công dụng

–  Bảo vệ gan.

–  Bồi bổ sức đề kháng cho cơ thể.

Quả Ngũ Vị Tử có tác dụng bảo vệ gan rất tốt vì có khả năng kích thích phản ứng miễn dịch và hệ thần kinh.

Các công trình nghiên cứu khoa học gần đây về quả Ngũ Vị Tử đã cho thấy loại quả này tác dụng kích thích khả năng tự điều chỉnh ở gan, giúp gan phòng tránh càng tổn thương và còn giúp các chức năng diễn ra bình thường ổn định.

❖  Các dạng chế phẩm

– Dạng quả tươi, chín mọng : Được đánh giá là có khả năng giúp người bệnh chữa chứng trầm cảm, cải thiện trí nhớ. Có thể dùng ở dạng thuốc hoặc ngâm rượu.

– Dạng viên nang : Chứa 200 – 250mg bột thảo dược này, ngày uống 3 lẩn.

– Dạng thuốc sắc: Để trị chứng ho và thở dốc, mỗi ngày sắc 5g quả Ngũ Vị Tử chúi mọng nghiền nát, hòa thêm 100ml nước. Chia thành 3 phần, uống hết trong ngày.

❖ Cách dùng

– Chữa các bệnh viêm gan : Thảo dược này có tác dụng rất tốt trong việc chữa trị các bệnh viêm gan hoặc các chức năng vốn có của gan hoạt động kém do gan bị suy yếu.

– Chữa chứng quên, trí nhớ kém : Thảo dược này được dùng để cải thiện sự tập trung và khả năng phối hợp. Y học truyền thông Trung Quốc trong đơn thuốc chữa các chứng bệnh về tâm thần, trầm cảm cũng đều có kê tên loại thảo dược này.

Các thuốc trên đây, tuy không thể là những thuốc có thể chữa trị dứt điểm được những bệnh gan đã mắc phải nhưng chúng đóng vai trò rất tốt trong việc hỗ trợ điều trị, ngăn chặn hoặc tái tạo một phần gan bị tổn thương, giảm thiểu sự phá hủy của các tác nhân, cải thiện các triệu chứng bệnh lý.

h. Quả Táo giải độc gan

Những người áp dụng liệu pháp thiên nhiên coi trọng táo vì các đặc tính giải độc của chúng và khả năng loại thải chất dịch quá mức cũng như các độc tố ra khỏi cơ thể bằng cách tác động vào thận.

Khi giải độc cho gan, táo kết hợp với nước ép trái cây mang lại tác dụng giải độc rất hiệu quả.

Trong thành phần của táo có chứa malic và tartaric acid giúp rất tốt cho khả năng tiêu hóa các thực phẩm chứa nhiều chất béo vốn có thể làm gan suy nhược.

Trong thành phần của táo cũng có chứa nhiều pectin, một loại chất xơ hòa tan được, có thể liên kết với các kim loại nặng như chì, thủy ngân và bài tiết chúng cùng với cholesterol để giải độc cho gan.

i. Quả Bơ thanh lọc chất béo cho gan nhiễm mỡ

Trong thành phần của quả bơ có chứa nhiều glutathione giúp cơ thể lọc các chất béo có hại (đã oxy hóa). Gan và thận vốn rất cần glutathione ở mức cao để giải độc các chất tác hại từ các loại thuốc thông thường, các chất hóa học, các độc tố từ môi trường xung quanh.

Bên cạnh đó, các chất chống oxy hóa trong quả bơ kích thích quá trình loại thải các gốc tự do có hại ra khỏi cơ thể.

Ngoài ra quả bơ còn là một nguồn giàu chất béo bão hòa đơn (oleic acid) và lecithin, các chất này giúp tiêu hóa chất béo trong thực phẩm và bằng cách này sẽ giúp ích rất nhiều cho những bệnh nhân có cơ thể vốn khó tiêu hóa các loại chất béo.

j. Bông cải chứa chất chống ung thư

Viện ung thư Hoàng gia Anh đã đánh giá bông cải có nguồn indole – 3 carbinol, một hợp chất giúp biến đổi các hormon trong cơ thể thành các hợp chất chống ung thư.

Bông cải xanh tăng mức glutathione, một chất chống oxy hóa quan trọng để giúp gan bài tiết các độc tố độc hóa học.

Ngoài ra trong thành phần bông cải còn có chứa sulphoraphane, một chất dinh dưỡng thực vật có khả năng kích thích các enzyme gan và khử hoạt tính của các tế bào ung thư.

k. Bắp cải giải độc gan

Bắp cải là chất giải độc mạnh cho gan. Là nguồn tổng hợp các chất hóa học lây được từ glucosinolate, được gọi là indole, giúp chống ung thư.

Nhiều kết quả thí nghiệm đã chứng minh trong khẩu phần ăn của những người có chế độ ăn nhiều bắp cải và các loại rau có họ cải thường ít xảy ra tỉ lệ bị ung thư.

Bên cạnh đó, các chất indole, flavonoid và carbinol trong bắp cải còn giúp ngăn chặn các tác nhân gây ung thư bằng cách kích thích các enzyme gan.

Bắp cải còn giúp tăng sự sản xuất glutathione trong cơ thể vốn rất cần cho gan để bài tiết độc tố như khói xe, khói thuốc lá.

l. Chanh tăng cường hệ thống miễn dịch

Vỏ chanh và phần thịt của nó có rất nhiều chất hóa học thực vật. Các chất này bao gồm limonene và các limonoid khác có khả năng kích thích các enzyme, một phần của quá trình giải độc gan. Vitamin c trong chanh còn giúp duy trì hệ thống miễn dịch.

Chanh có vị chua, đem lại lợi ích rất tốt cho việc giải độc gan.

Dùng nửa quả chanh pha với nước uống vào mỗi buổi sáng có tác dụng giải tỏa tình trạng sung huyết ở gan.

m. Củ cải đường tốt cho tiêu hóa

Củ cải đường có tác dụng điều hòa cho hệ tiêu hóa. Nó kích thích và củng cố ruột, vì thế giúp cơ thể loại bỏ các loại độc tố và hỗ trợ chức năng của gan thận.

 Củ cải đường chứa betanin, một chất giúp chuyển hóa chất béo bằng cách biến cholesterol thành các dạng muối của mật.

Do trong thành phần có nhiều potassium nên nước ép củ cải đường tươi rất bổ, có tác dụng lọc máu tốt. Ngoài ra, củ cải đường còn giúp tăng hấp thu oxy ở các tế bào và các thành phần có sắc tố đỏ chứa các chất chống carcinogen (chất gây ung thư).

Xem thêm
Bệnh suy gan
Viêm gan siêu vi ở trẻ em

Rate this post