Những loại thương tổn của bệnh ngoài da trên người bệnh

Vẩy nến toàn thân

I. ĐỊNH NGHĨA:

Thương tổn căn bản là những thương tổn xuất hiện đầu tiên trên da, chưa bị biến dạng vì thuốc bôi, vì gãi, vì diễn biến tự nhiên của bệnh hoặc vì bội nhiễm. Thường thì bệnh nhân hay đến với chúng ta ở giai đoạn trễ, do đó thương tổn đã biến dạng đi rất nhiều, khác hẳn thương tổn lúc ban đầu.

Trong những trường hợp này, muốn tìm thương tổn căn bản ta phải tìm ở rìa của thương tổn, ở vùng đa kế cận hoặc ở một điểm nào đó trên thương tổn cũ. Có tìm ra được thương tổn căn bản ta mới có thể chẩn đoán được chính xác một bệnh da.

II. CÁC THƯƠNG TỔN CĂN BẢN (HAY THƯƠNG TỔN TIẾN PHÁT)

1) Dát: Là sự thay đổi màu sắc của da. Mặt da vẫn bằng phẳng, không lồi, không lõm. Dát có thể có nhiều kích thước khác nhau, có thể tròn, bầu dục hoặc có hình dạng không đều.

Da bị dát

Thí dụ: Ban đỏ, đào ban giang mai 2, tàn nhang, vết bầm, lang ben, bỏng dát.

2) Sẩn: Là 1 thương tổn: nhô cao trên mặt da, chắc, đặc, có giới hạn, đường kính < 1 cm. Sẩn có nhiều hình thái: có thổ phẳng, nhụn, hình bán cầu hay hình đa giác, hoặc lõm ở trung tâm. Màu sắc của sẩn có thể : hồng, đỏ, đỏ tím, màu đồng hay nâu.

Da bị nổi sẩn

Sẩn có thể đứng riêng lẻ một mình hoặc tập hợp thành những mảng lớn.

Khi sẩn nằm ngay lỗ chân lông nó có thể tạo thành một cồi sừng (như trường hợp dầy sừng chân lông). Sẩn có thể tồn tại mãi dưới dạng sẩn, hoặc tiến triển qua giai đoạn mụn nước hoặc mụn mủ hoặc đi đến loét trước khi biển mất.

Thí dụ : Sẩn giang mai 2, lichen phẳng, mụn trứng cá, mụn cóc phẳng, chàm sữa ở trẻ sơ sinh.

3) Sùi: Cấu tạo bởi các nhú bì phát triển và kết lại thành một chỗ nhô cao, có giới hạn rõ hay trãi ra thành một bề mặt rộng và nhô cao. Bề mặt sùi có phủ một lớp thượng bì mỏng hay có những vết lở rịn nước.

Da bị sùi

Thí dụ: mồng gà (mào gà).

4) Sẩn sừng: Là sẩn có bề mặt hóa sừng, thí dụ : mụn cóc.

Da bị sẩn sừng

5) Củ: Tương tự như sẩn nhưng thâm nhiễm ở phần sâu của bì, tiến triển chậm (tồn tại hàng tháng) khi biến mất để lại sẹo. Củ có thế nhô cao lên mặt da hay bằng với mặt da, phải sờ mới phát hiện được.

Da bị củ (lupus lao)

Thí dụ : Lupus lao.

6) Cục: Tương tự như sẩn nhưng thâm nhiễm ở phần hạ bì, hình câu hay hình quả trứng.

Da bị hồng ban nút

Thí dụ: Hồng ban nút, viêm nút quanh động mạch.

+ Gôm: là một dạng đặc biệt của cục, có tính viêm, tiến triển bán cấp hay mãn tính, lúc đầu cứng, sau đó mềm, da bắt dâu đỏ tím rồi thủng lỗ, chảy mủ hay chất thiêu hủy của tế bào ra, lỗ sẽ thành một vết loét sâu – Thí dụ: gôm lao, gôm nấm.

7)  Mụn nước:

Là một thương tổn nhô cao trên mặt da, bên trong là một chất lỏng, đường kính < 5 mm. Tổn thương sẽ vỡ ra và đóng mài hoặc sẽ xẹp đi và tróc vảy.

Chàm sữa ở trẻ sơ sinh

Thí dụ : chàm, tổ đỉa.

Xem thêm
Thuốc trị chàm sữa cho trẻ sơ sinh

8) Bóng nước:

Cấu tạo giống mụn nước nhưng đường kính > 5mm, chất dịch chứa bên trong có thể trong, đục hoặc có máu. Bóng nước có thể căng hay chùng.

Thí dụ: Pemphigus, Duhring.

9) Mụn mủ: Là một thương tổn nhô cao trôn mặt da bên trong chứa mủ ngay từ dầu, chung quanh thường có quầng đỏ. Mụn mủ có thể sâu hay cạn. Thí dụ : viêm nang lông.

10) Sẩn phù: Là một thương tổn nhô cao trcn mặt da, cấu tạo bởi hiện tượng phù nông tại chỗ. Thương tổn có thể có nhiều kích thước khác nhau. Nhiều thương tổn có thể tụ lại thành một mảng to, chắc. Các thương tổn này xuất hiện nhanh trong vài giây nhưng biến mất chậm hơn.

Thí dụ: Mề đay.

11) U: Là một khối tăng sản mềm hoặc chắc cứng, có nhiều kích thước khác nhau và rất đa dạng. Khối u có thổ lành tính hoặc ác tính.

Thí dụ: bướu mỡ, Carcinome.

12) Cồi mụn: Là một thương tốn cãu tạo bới chất sừng dóng ở lỗ chân lông.

13) Hang: Là một thương tổn dài và ngoằn ngoèo do ký sinh trùng (thí dụ: cái ghẻ) gây nên

III- THƯƠNG TỔN THỨ PHÁT :

Được tạo thành sau các thương tổn tiên phát.

1) Vẩỵ: Là những phiến mỏng của chất sừng tróc ra trên mặt da. Vảy có thế tiên phát như: da vảy cá hoặc thứ phát như: chàm.

2) Vảy tiết hay mài: Được tạo thành do sự đông đặc lại của các chất dịch như huyết thanh, máu, mủ. Tùy nguyên nhân, vảy, có thổ màu vàng mật ong (chốc), đen (máu), màu xanh (mủ).

3) Vết xước: Là một thương tổn do xây xát gây ra ở lớp thượng bì.

– Nếu lớp sừng  bị thương, ta có 1 đường vạch trắng, chung quanh có màu hồng.

– Nếu lớp gai bị thương, sẽ có sự tiết dịch và đông lại thành vảy tiết.

– Nếu xuống tới lớp nhú bì, đụng tới các mạch máu, máu sẽ tiết ra và đóng vẩy tiết màu đen, dính.

4) Vết lở (vết trợt): Do da mất một phần thượng bì và một phần nhú bì, vết lở lành không để lại sẹo. Thí dụ : săng giang mai.

5) Vết loét: Da bị mất sâu ở phần hạ bì, lành sẽ đổ lại sẹo

Thí dụ : loét sâu quảng.

6) Lichen hóa:

Do gãi hoặc cọ sát thường xuyên, da dầy lên, có màu nâu, có các đường rãnh hằn sâu xuống tạo thành các ô tương tự như sẩn. Thí dụ : chàm mãn.

7)  Kẽ nứt: .

Thương tổn dài, có bờ dựng đứng, để lộ ra đáy khô hay ướt, thường gặp ở các nếp gấp, các kẽ bàn tay, bàn chân, móng tay, núm vú, hậu môn.

8) Sẹo:

– Tạo bởi mô sợi tân tạo thay thế những chỗ mất da do thương tích, do bệnh hay do bị viêm lúc trước.

Da bị sẹo lồi

Thí dụ : Lupus đỏ mãn.

– Nếu mô sợi tân tạo quá dày đặc sẽ tạo nên các sẹo lồi.

9) Teo da:

Da mỏng do mô liên kết bên dưới bị giảm, bóp thấy có những nếp nhăn mỏng. Thí dụ : Lupus lao

10) Sạm da: Da có màu xạm do xuất huyết, do sắc tố melanin hoặc do nhiễm một chất lạ từ bên ngoài.

 IV- VỊ TRÍ CHỌN LỌC CỦA MỘT SỐ THƯƠNG TỔN :

1) Mụn trứng cá: ở cằm, má, trán, ngực trên và lưng trên.

Mụn trứng cá

2) Viêm bì tiếp xúc: thường ở vị trí tiếp xúc, vị trí hở của cơ thể.

3) Hồng ban đa dạng: ở lưng bàn tay và lưng bàn chân, miệng, cùi chỏ, dâu gối, lòng bàn tay và lòng bàn chân.

4) Hồng ban nút: ở trước xương chày.

5) Vảy nến: cùi chỏ, đầu gối, da đầu, vùng xương thiêng, vùng quanh hậu môn.

Vẩy nến toàn thân

6) Ghẻ: Kẽ tay, kẽ chân, cổ tay, nách, rốn, vú, mông, bộ phận sinh dục.

7) Viêm da nhờn: da đầu, sau tai, cánh mũi, phần trên xương ức.

8) Lupus đỏ : mũi, má, tai, da đầu, cổ, ngực.

9) Viêm da thần kinh khu trú: sau cổ (gáy).

V. CÁCH XẾP ĐẶT CÁC THƯƠNG TỔN

Các thương tổn có thể :

– Đứng riêng rẽ hoặc tụ lại thành từng chùm như: Herpes, Duhring.

– Hoặc xếp thành hình nhẫn, hình đa cung, hình vòng tròn – Thí dụ : hồng ban đa dạng, nấm da.

– Hoặc tiến triển ly tâm – Thí dụ : Lao cóc.

– Hoặc có vòng đồng tâm – Nấm vẩy rồng.

– Hoặc xếp thành đường dài – Thí dụ: Lichen phẳng.

– Hoặc xếp theo đường dây thần kinh – Thí dụ : Zona

– Hoặc xếp theo hình bản đồ – Thí dụ: lang ben.

VI. KẾT LUẬN :

Thương tổn về da căn bản là một yếu tố quan trọng để chẩn đoán bệnh ngoài da. Tuy nhiên để có được một chẩn đoán chính xác, cần phải xem thêm cách sắp đặt các thương tổn, vị trí và một số đặc điểm khác riêng biệt cho từng loại bệnh.

Xem thêm
6 điểm cần lưu ý khi sử dụng thuốc bôi ngoài da

Bé bị chàm sữa bôi thuốc gì

Rate this post