
1.Khái niệm bệnh vảy nến
Bệnh vẩy nến là bệnh da liễu mãn tính khá phổ biến, do những tế bào da phát triển quá nhanh gây ra tình trạng tích tụ thành những mảng, vẩy có màu mốc bạc bám trên bề mặt da.

Thường làm cho người bệnh có cảm giác khó chịu, ngứa ngáy, bong tróc, đau rát,… rất mất tự tin khi giao tiếp với xã hội.
2. Nguyên nhân gây bệnh vẩy nến
Cho đến nay nguyên nhân gây bệnh vảy nến vẫn chưa có kết luận rõ ràng, nhưng theo thống kê của các tổ chức Y tế trong và ngoài nước thì nguy cơ mắc bệnh được xác định do: Yếu tố gây kích hoạt và yếu tố gây nguy cơ như: Rối loạn hệ miễn dịch, yếu tố di truyền, các yếu tố tác động khác.
2.1 Do rối loạn hệ miễn dịch và gen
Sự thay đổi các tế bào da của cơ thể con người thường từ 10-30 ngày, trong khoảng thời gian này các tế bào da sừng chết sẽ được thay thế bởi các tế bào da mới.

Nhưng ở những người bị vẩy nến thì cứ sau 3-4 ngày các tế bào mới lại phát triển, tốc độ hình thành quá nhanh, làm cho tế bào cũ chưa kịp mất đi.
Vì vậy tạo nên sự tích tụ giữa các tế bào trên da thành những vảy, mảng trắng mốc trên cơ thể.
Làm cho vùng da bị nhiễm bệnh ngứa ngáy, khó chịu, mất thẩm mỹ.
2.2 Do yếu tố di truyền
Bệnh vẩy nến cũng được nghiên cứu do có yếu tố di truyền, nhưng nguyên nhân này chiếm tỷ lệ rất ít.

Mặc dù vậy chúng ta cũng không nên bỏ qua nguyên nhân này, nếu trong gia đình có ai mắc bệnh vảy nến thì khả năng những thành viên khác cũng có thể bị bệnh.
2.3 Do các yếu tố tác động khác gây bệnh vảy nến

Bệnh vảy nến cũng có thể mắc phải do một số yếu tố tác động khác như: Tâm lý căng thẳng, ánh sáng mặt trời, môi trường ô nhiễm, nhiễm trùng, dùng thuốc sai cách,chấn thương thượng bì, thay đổi nội tiết, thuốc lá, rượu bia,HIV, thời tiết, khí hậu, trọng lượng cơ thể, viêm họng,…
3. Biểu hiện, triệu chứng, chẩn đoán của bệnh vảy nến
Biểu hiện triệu chứng của vảy nến trên cơ thể người gần như giống nhau, một số dấu hiệu đặc trưng như:
– Da khô sần, ngứa đỏ, viêm loét có thể chảy máu
– Hình thành các vảy, mảng trắng màu bạc, mốc trắng trên cơ thể.
Những vùng da dễ bị vảy nến như: Các nếp gấp trên cơ thể, da đầu, cùi chỏ, bàn tay, bàn chân, lưng, mặt, móng tay, móng chân, rốn, tai,…

Nhìn vào biểu hiện, triệu chứng ở trên cùng một vài việc chuyên biệt khác như xét nghiệm sinh thiết vùng da bị tổn thương các bác sĩ có thể dễ dàng chẩn đoán và nhận biết được bệnh vảy nến.
4. Phân loại vảy nến
Tuỳ thuộc vào vị trí dấu hiệu của các tổn thương mà bệnh vảy nến được phân ra một số loại cụ thể như:
4.1. Theo dạng bệnh sẽ có các loại như:
Vảy nến thể tròn: Vùng da bị bệnh tròn như đồng tiền, có kích thước từ 1-4 cm

Vảy nến thể mảng: Là vảy nến phổ biến nhất, thường gặp ở vùng da ở cùi chỏ tay, đầu gối hay dưới lưng xuất hiện các mảng có màu đỏ, mốc màu trắng bạc.

Vảy nến dạng đỏ: Vùng da bị bệnh nổi dát đỏ thành từng lớp, sưng, tróc vảy

Vảy nến thể mủ: Vùng tay, chân xuất hiện mủ dưới da

Vảy nến đảo ngược (vảy nến thể nghịch): Người có trọng lượng lớn thường dễ gặp phải ở những nếp gấp trên cơ thể như: Cổ, nách, háng, nếp gấp dưới vú…Những vùng da bị ửng đỏ, bóng mượt, mà không có vảy khô dần, khi cọ sát hay ra mồ hôi rất khó chịu.

Vảy nến thể giọt ( thể đốm): Xuất hiện ở vùng da bị tổn thương dưới dạng các giọt nước

4.2 Theo bộ phận vảy nến có các dạng như:
Vảy nến viêm khớp: có hiện tượng sưng ở các khớp ngón tay, ngón chân hoặc xương sống, đầu gối.

Vảy nến toàn thân: Vảy nến tróc vảy, phù nề, rỉ dịch, sưng đỏ toàn thân

Vảy nến da đầu: trên đầu thường xuất hiện các mảng da dày màu trắng bạc

Vảy nến bàn tay, bàn chân: Vùng da lòng bàn tay, lòng bàn chân xuất hiện vảy đỏ, đau ngứa, tróc vảy thành lớp rất khó chịu.

Vảy nến móng tay, móng chân: móng xuất hiện những lỗ nhỏ trên bề mặt và dày hơn bình thường.

5. Đối tượng mắc bệnh vảy nến
Bệnh vảy nến thường gặp ở mọi đối tượng, mọi lứa tuổi, không phân biệt nam nữ, lớn nhỏ.
Có thể khởi phát lúc trẻ hoặc sau 50 tuổi. Bệnh có biểu hiện rất đa dạng, nhiều mức độ gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người bệnh.
6. Bệnh vảy nến khi nào cần đi bệnh viện
Người bệnh nếu gặp phải những dấu hiệu sau thì nên đến bệnh viện để được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám và điều trị kịp thời:
Vùng da xuất hiện những mảng mốc trắng, đau ngứa, khó chịu, sưng đau khớp, khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày.
7. Phương pháp điều trị bệnh vảy nến
Bệnh vẩy nến là bệnh gia liễu mãn tính, có một số cách điều trị bệnh được áp dụng hiện nay đó là:
7.1 Điều trị tại chỗ
Điều trị tại chỗ là phương pháp dùng thuốc mỡ hoặc thuốc dạng kem đặc trị, bôi trực tiếp lên bề mặt da.

Một số loại kem thuốc trị vảy nến được nhắc tới ở đây như: Corticosteroid, Retinoids, Anthralin, Axit salicylic,…v.v.
Xem thêm
Điều trị vẩy nến bằng thuốc bôi hiệu quả nhất (cam kết khỏi)
Điều trị bệnh vẩy nến bằng thuốc nam
7.2 Quang trị liệu (liệu pháp ánh sáng)
Liệu pháp ánh sáng là việc điều trị bằng tia cực tím với liều lượng phù hợp. Phương pháp này được bác sĩ chuyên khoa thực hiện bằng laser hay light box.
Biện pháp này thường không gây đau, nó sẽ giúp làm chậm, ngăn cản sự phát triển nhanh quá mức của các tế bào da.
7.3 Điều trị toàn thân và sinh học
Điều trị toàn thân hay sinh học là biện pháp điều trị phải được bác sĩ chuyên khoa gia liễu chỉ định, một số loại thuốc được đề cập như: Acitretin( methotrexate), cyclosporine( infliximab, adalimumab( humira),…
7.4 Điều trị bằng thuốc uống hoặc thuốc tiêm tĩnh mạch
Bệnh vảy nến khi điều trị bằng thuốc uống thì thường bác sĩ chuyên khoa sẽ cho uống thuốc đặc trị hoặc các thuốc có dạng viên giải phóng nhanh.
Những thuốc này sẽ có tác dụng làm sạch da cũng như hạn chế, ngăn ngừa sự phát triển nhanh chóng của các tế bào da.
Phương pháp điều trị bằng thuốc này phù hợp với các bệnh nhân bị vảy nến trung bình hoặc nặng.
Một số thuốc uống được đề xuất dùng trong trường hợp này là: Soriatane, apremilast (Otezla), cyclosporine ( Gengraf, Neoral, Sandimmune), methotrexate (Rheumatrex),…
Một số thuốc tiêm tĩnh mạch như: Adalimumab, brodalumab (Siliq), guselkumab (Tremfya), Remicade, secukinumab (Cosentyx),…
Bệnh nhân bị vảy nến nên đến bệnh viện hoặc phòng khám có bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị, không nên tự ý sử dụng thuốc để tránh trường hợp đáng tiếc.
7.5 Thay đổi lối sống để giảm căng thẳng bằng trị liệu với nước và bổ sung tại nhà
Người bị mắc bệnh vảy nến có thể trị liệu bằng nước hoặc trị liệu bổ sung tại nhà để giảm căng thẳng, mệt mỏi.
Trị liệu bằng nước là phương pháp dùng muối biển chết hay muối epsom, bột yến mạch nước tắm, ngâm người khoảng 20 phút để giúp sảng khoái, đỡ ngứa và bong lớp da sừng khô, sau đó tráng qua lại với nước sạch lau khô người và bôi kem dưỡng ẩm.
Điều trị bổ sung tại nhà cũng được nhiều người áp dụng trong việc điều trị bệnh vảy nến như: Dùng các sản phẩm có thành phần hoàn toàn từ thảo dược trong sinh hoạt, có chế độ ăn kiêng đặc biệt, thường xuyên tập yoga hay ngồi thiền để giảm căng thẳng, tinh thần sảng khoái hơn.
8.Chế độ ăn uống và sinh hoạt đối với người bị bệnh vảy nến
Những người bị mắc bệnh vảy nến nên ăn các thực phẩm như: Trái cây với nhiều vitamin và chất chống oxy hoá, ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, các axit béo omega-3, beta caroten, kẽm, acid folic,…
Không nên hay hạn chế các thực phẩm có nhiều dầu mỡ, các đồ chiên xào, các thực phẩm nhiều tinh bột, đường, nội tạng động vật, thực phẩm đóng hộp, chế biến sẵn,…
9. Bệnh vảy nến có lây không? bệnh có chữa được không? có nguy hiểm không?
Bệnh vảy nến có lây không? bệnh có chữa được không? có nguy hiểm không? là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm.
Bệnh vảy nến có lây không?
Hiện nay chưa có căn cứ khoa học nào chứng minh bệnh vảy nên lây từ người sang người.
Đây là căn bệnh gia liễu mãn tính nhưng không có khả năng lây nhiễm từ người sang người, cũng như nếu kiểm soát tốt thì người bệnh sẽ không bị lây sang những phần da bình thường khác trên cơ thể.
Vì vậy, chúng ta cũng không nên quá kỳ thị, né tránh khi tiếp xúc với người bị bệnh vảy nến.
Bệnh vảy nến có chữa khỏi ( trị khỏi) được không?
Bệnh vảy nến là bệnh viêm da mãn tính, hiện nay đã có một số thuốc đông y điều trị khỏi bệnh này.
Do đó người bệnh cũng không cần quá lo lắng, căng thẳng mà ảnh hưởng đến sức khỏe.
Bệnh vảy nến có nguy hiểm không?
Bệnh vảy nến không chỉ gây mất thẩm mỷ quan mà cò gây đau ngứa, khó chịu cho người bệnh.
Bệnh nếu không được chữa trị, kiểm soát kịp thời có thể gây ra một số biến chứng ra nhiều bệnh nguy hiểm khác như:
Trầm cảm, tim mạch, viêm khớp vảy nến, unge thư da, biến chứng khi mang thai và tổn thương buồng trứng,…
10. Kĩ thuật y tế dùng để chẩn đoán bệnh vảy nến
Bác sĩ chuyên khoa sẽ thăm khám và xác định bệnh qua việc quan sát các triệu chứng, dấu hiệu trên vùng da bị bệnh. Trong trường hợp khó xác định được bệnh, bác sĩ sẽ cho làm một số xét nghiệm cần thiết cũng như lấy mẫu da bị bệnh để làm sinh thiết da.
11. Biện pháp để hạn chế sự phát triển của bệnh vảy nến
Luôn giữ tinh thần thoải mái, sinh hoạt điều độ, hạn chế chất kích thích (rượu bia, thuốc lá,…).
Vệ sinh tắm rửa hàng ngày để loại bỏ các lớp da sừng khô sần. Nên dùng nước ấm và xà bông tắm từ thảo dược dịu nhẹ tránh dùng các loại có chất tẩy mạnh, chất tẩy rửa hay hóa chất( thuốc nhuộm tóc,…).
Hạn chế, giãn cách đồ ăn chứa nhiều protein, dễ gây dị ứng và tanh như tôm, cua, thịt gà, thịt bò, ghẹ,… Cũng như các đồ uống có chất kích thích như: Bia, rượu, thuốc lá,…nên ăn các loại thực phẩm giàu Omega 3, các loại rau quả nhiều vitamin B12, nên bổ sung thêm chất khoáng như kẽm,…
Luôn tuân thủ theo đúng pháp đồ điều trị của bác sĩ( uống thuốc, tái khám và thông báo tất cả những dấu hiệu gì bất thường cho bác sĩ).
Không nên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời thường xuyên, nên che chắn cẩn thận mỗi khi ra ngoài.
Uống nhiều nước, tập thể dục thường xuyên, luôn dưỡng ẩm da.
12. Cách phòng bệnh vảy nến
Để phòng ngừa bệnh vảy nến thì chúng ta nên giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ, ăn uống lành mạnh, điều độ, luôn bổ sung thực phẩm có nhiều chất xơ như rau quả, hạn chế bia rượu, đồ ăn cay nóng, dầu mỡ.
Tránh tiếp xúc với hóa chất độc hại hoặc dùng bao tay mỗi khi cần phải tiếp xúc.
Luôn giữ tinh thần lạc quan,vui vẻ.
Vảy nến là một bệnh da liễu mãn tính, mặc dù ảnh hưởng đến thẩm mỹ thường làm người bệnh tự ti, mặc cảm nhưng đây là bệnh không lây nhiễm.
Chỉ cần kiên trì thì người bệnh có thể kiểm soát tốt và khỏi bệnh nếu dùng đúng thuốc đặc trị.
Hãy liên hệ với các bác sĩ chuyên khoa gia liễu để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Xem thêm