Nguyên nhân hăm tã ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Nguyên nhân hăm tã ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Nguyên nhân hăm tã ở trẻ sơ sinh chủ yếu là do nước tiểu, phân của trẻ để quá lâu trong tã hoặc, chất liệu tã không tốt trong thời gian dài dẫn đến da bị vi khuẩn xâm nhập.

Tã của trẻ không được thay thường xuyên hoặc giặt không sạch sẽ, da trẻ bị kích ứng khi tiếp xúc lâu, tã cứng và gây cọ sát cục bộ. Tình trạng trầm trọng hơn thì do nhiễm vi khuẩn hoặc nấm Candida thứ phát (hăm biến thể thành).

Nguyên nhân hăm tã ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Nguyên nhân hăm tã ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Biểu hiện lâm sàng của hăm tã

Xuất hiện ở vùng quấn tã là những vùng ban đỏ, sẩn hoặc vết mòn lớn có ranh giới rõ ràng, thậm chí còn xảy ra nhiễm trùng thứ phát do vi khuẩn hoặc nấm Candida.

Trong một số trường hợp nặng, đặc biệt là trẻ suy dinh dưỡng bị tiêu chảy mãn tính có thể bị loét da.

Chẩn đoán bệnh hăm tã ở trẻ sơ sinh

Viêm da chủ yếu ở mông và bẹn đôi khi ở hậu môn của trẻ, nguyên nhân chủ yếu là tã đầy nước trong thời gian dài, hoặc trẻ ỉa mà cha mẹ không để ý trong thời gian dài.

Da sần sùi và mẩn đỏ. Các trường hợp nặng có tổn thương da như dát, sẩn và mụn mủ nhỏ, kèm theo dịch tiết và trầy xước. Nguyên nhân do bị hăm sau đó bị cọ xát tiếp tục vào tã bỉm hoặc tã lót.

Giải pháp cho những nguyên nhân hăm tã ở trẻ sơ sinh

Chìa khóa quan trọng của việc điều trị viêm da do tã lót là giữ cho vùng da âm hộ và vùng mông, hâu môn của bé luôn khô ráo và sạch sẽ.

Sử dụng tã lót mềm mại, dễ thấm hút ẩm, đặt trẻ trên tấm lót có độ thông thoáng.

Không sử dụng vải nhuộm làm tã lót. Các tấm cao su và nhựa không thấm hút và không thoáng khí, không nên đặt những vật dụng này dưới người bé hoặc quấn bên ngoài tã.

Sau khi trẻ đi tiểu và đại tiện, rửa sạch vùng mông bằng nước ấm, lau khô bằng khăn mềm, rắc một ít phấn rôm không gây kích ứng khi thay tã, rửa lại bằng nước khi giặt tã, rửa kỹ để loại bỏ chất bẩn, và cặn trên tã.

Khi sử dụng xà phòng và bột giặt phải đảm bảo xả hết bọt, tã lót nên được phơi nắng hoặc phơi khô trước khi sử dụng.

Sau khi tắm cho bé cần dùng khăn mềm mại thấm thật khô, thật kỹ đến các vùng da ở bẹn, hậu môn, cổ, nách, rốn của trẻ

Để giảm tình trạng thấm ướt do tã, nên thay tã thường xuyên, nhất là vào mùa hè (thời tiết nóng nực), nên dùng tã có khả năng thấm hút mạnh.

Khi bé bị hăm thì các bạn hãy nhanh đặt mua kem bôi da minh hùng ngay để tránh những vết hăm càng ngày càng trở nên tồi tệ hơn.

Nếu bé bị hăm tã trên diện rộng hoặc có tình trạng hăm nặng thì hãy liên hệ nhà thuốc để được tư vấn cụ thể

Trên đây là những nguyên nhân hăm tã ở trẻ sơ sinh và các giải pháp hữu hiệu nhất cho các bậc phụ huynh nào có con bị hăm tã, chúc bé nhanh khỏe mạnh chóng lớn.

Rate this post