Nguyên nhân triệu chứng bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ nhỏ

Nguyên nhân triệu chứng bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ nhỏ

Bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ nhỏ thường bị nhầm lẫn với các hiện tượng nôn trớ thông thường. Do đó cha mẹ nên tự trang bị những kiến thức cần thiết để nhận biết và có cách điều trị kịp thời tránh những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

Các trẻ thường mắc phải bệnh trào ngược dạ dày nhất như: Từ 2 tháng tuổi đến 4 tuổi

Nguyên nhân bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ nhỏ

Nguyên nhân triệu chứng bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ nhỏ
Nguyên nhân triệu chứng bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ nhỏ

Nguyên nhân gây trào ngược dạ dày ở trẻ nhỏ đầu tiên là do hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ chưa được phát triển hoàn thiện như ở người lớn. Ở thời điểm này dạ dày của trẻ nằm ngang và nằm ở vị trí cao hơn so với dạ dày của người trưởng thành.

Bên cạnh đó chức năng của cơ thắt dưới thực quản cũng chưa hoạt động ổn định, dẫn đến trẻ dễ bị trào ngược dạ dày thực quản hơn.

Nguyên nhân thứ 2 là do các mẹ đã chọn sai tư thế khi cho trẻ bú. Thông thường các mẹ hay nằm để cho trẻ bú, nhất là khi trẻ bú về đêm.

Khi trẻ nằm, dạ dày sẽ như một chiếc bình nằm ngang với chiếc nắp là cơ thắt dưới thực quản hoạt động chưa ổn định, dẫn đến trẻ dễ bị sặc sữa và trào ngược nhiều hơn.

Nguyên nhân tiếp theo gây bệnh trẻ bị trào ngược dạ dày đó là cha mẹ cho trẻ ăn quá no.

Khi trẻ quá no dạ dày sẽ phải làm việc vất vả hơn, quá trình nhào trộn và tiết axit để tiêu hóa cũng diễn ra mạnh mẽ hơn, làm gia tăng áp lực lên cơ thắt dưới thực quản của trẻ gây ra chứng trào ngược dạ dày.

Đối với những trẻ nhỏ, cha mẹ thường cho bé chơi đùa trong khi ăn để kích thích bé ăn nhiều hơn.

Nhưng bạn có biết, khi trẻ vui đùa, vận động mạnh trong khi ăn sẽ gây ra các rối loạn co thắt và khiến thức ăn dễ bị trào ngược lên thực quản dẫn đến chứng trào ngược dạ dày.

Bên cạnh đó bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ còn xảy ra khi trẻ ăn phải những thức ăn lạ, thức ăn khó tiêu hóa…

Triệu chứng trào ngược dạ dày ở trẻ

Bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ nhỏ và chứng nôn trớ sinh lý thông thường có những biểu hiện tương đối giống nhau, do đó khi trẻ thường xuyên có những biểu hiện trớ sau khi ăn thì tra mẹ có thể căn cứ vào các biểu hiện sau đây để chẩn đoán bệnh.

Các biểu hiện và triệu chứng trào ngược dạ dày ở trẻ em
Các biểu hiện và triệu chứng trào ngược dạ dày ở trẻ em

Khi trào ngược dạ dày thì trẻ có biểu hiện với các triệu chứng như: ho, thở dốc, ọe,…

Bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ là do

Là những chứng nôn trớ sinh lý

– Do cơ thắt thực quản của trẻ hoạt động không ổn định, không đủ sức ngăn sữa và thức ăn trào ngược lên.

– Hiện tượng nôn xuất hiện sau khi ăn, khi trẻ thay đổi tư thế đột ngột, khi chạy nhảy vui đùa

– Trẻ bú hoặc ăn quá no, trong lúc bú trẻ bị sặc do nuốt phải nhiều hơi

– Trẻ ăn phải thức ăn lạ, thức ăn mới

– Trẻ thường nôn ngay sau bữa ăn hoặc lúc đang ăn, đang bú

Tần suất thường xuyên hơn Số lần bị ít, chỉ thoáng qua

Trẻ có biểu hiện sợ bú hoặc ăn, khóc nhiều, từ chối bú…. Ngoài lúc nôn trớ, trẻ vẫn ăn uống và vui chơi bình thường.

Vì các biểu hiện của bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ thường khó nhận biết do đó khi trẻ có các biểu hiện nôn trớ thường xuyên, cha mẹ nên cho bé đi khám để kịp thời phát hiện và có phương pháp điều trị thích hợp nhất.

Bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ có nguy hiểm không

Trào ngược dạ dày ở trẻ em có nguy hiểm không
Trào ngược dạ dày ở trẻ em có nguy hiểm không

Tác hại đầu tiên là khi trẻ mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản đó là: Trẻ biếng ăn, chậm lớn… về lâu dài gây ra những ảnh hưởng đến trí lực và thể lực của trẻ.

Bên cạnh đó những trẻ mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản thường mắc các chứng bệnh khác về hô hấp như: hen suyễn, viêm mũi xoang, viêm phổi…

Mặt khác khi trẻ mắc bệnh mà không được phát hiện và điều trị kịp thời thì bệnh cũng có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như: viêm loét thực quản, hẹp thực quản, ung thư thực quản và các chứng bệnh tiêu hóa khác.

Đã có ghi nhận những trường hợp trẻ mắc bệnh trào ngược dạ dày và tử vong do đó, cha mẹ hay nên quan tâm hơn tới con trẻ, nhất là những trẻ thường xuyên bị nôn trớ sau khi ăn.

Tuyệt đối không xem nhẹ hoặc tìm cách tự chữa trị trào ngược dạ dày tại nhà, mà nên đưa trẻ đi khám để xác định chính xác tình trạng bệnh và có cách điều trị tốt nhất.

Rate this post