Chia sẻ cách chữa đau dạ dày bằng cam thảo

Chia sẻ cách chữa đau dạ dày bằng cam thảo

Cam thảo được biết là một vị thuốc dân gian có tác dụng bồi bổ sức khỏe, tăng cường sự dẻo dai cho cơ thể, chống lại nhiều bệnh tật. Cam thảo nhiều khi được các thầy thuốc và người bệnh tin dùng hơn cả những loại thuốc kháng axit trong việc điều trị đau dạ dày hay viêm loét dạ dày.

Chia sẻ cách chữa đau dạ dày bằng cam thảo
Chia sẻ cách chữa đau dạ dày bằng cam thảo

Cùng tìm hiểu cách chữa đau dạ dày bằng cam thảo trong bài viết dưới đây.

Tác dụng điều trị bệnh của cam thảo

Theo Đông y, cam thảo có tính bình, vị ngọt, không độc có tác dụng giải độc, thông hành kinh, ích khí, ích tinh, bổ tỳ dưỡng vị, hoá đàm, nhuận phế, giảm đau, giảm co thắt dạ dày, điều hoà các vị thuốc, thanh nhiệt giải độc,…. Đặc biệt cam thảo có thể sử dụng để chữa đau dạ dày vô cùng hữu hiệu.

Những nghiên cứu của y học hiện đại cũng cho thấy, cam thảo là một vị thuốc có công dụng bồi bổ sức khỏe, tăng trọng lượng, sự dẻo dai cho cơ thể, phòng ngừa xơ vữa động mạch, giảm lượng cholesterol, bảo vệ gan, thanh nhiệt giải độc, chống viêm, chống virus, ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư, tăng cường hệ miễn dịch, …

Chữa đau dạ dày bằng cam thảo có hiệu quả không?

Cam thảo có tác dụng kích thích sức đề kháng của cơ thể ngăn ngừa sự hình thành các vết loét dạ dày. Đối với người bị đau dạ dày, cam thảo sẽ làm ức chế sự tăng tiết acid dịch vị dạ dày và histamin, giúp nhanh lành các tổn thương ở dạ dày.

Đồng thời, những hợp chất có nguồn gốc từ cam thảo có thể giúp tăng nồng độ prostaglandin trong hệ tiêu hóa, thúc đẩy quá trình bài tiết chất nhầy từ dạ dày và sản xuất tế bào mới ở niêm mạc dạ dày.

Theo nhiều thống kê đã cho thấy có 91% bệnh nhân điều trị đau dạ dày bằng cam thảo và đã thành công. Nhưng, việc điều trị này cần được duy trì thêm từ 8 đến 16 tuần khi mà bệnh đã khỏi hẳn. Một số nghiên cứu y học cũng đã chỉ ra rằng nếu bệnh nhân uống 15ml cao lỏng cam thảo mỗi ngày, một ngày 4 lần, uống liên tục trong 6 tuần thì trong 100 ca đều đạt kết quả tốt 90%.

Các nghiên cứu của các chuyên gia y tế của Iran cũng cho thấy cam thảo có thể giúp chống lại những vết loét gây nhờn thuốc aspirin, giảm kích cỡ cũng như số lượng các vết loét trong niêm mạc dạ dày.

Việc kết hợp cimetidine liều nhỏ cùng với cam thảo có công dụng loại trừ glycyrrhizin, thí nghiệm trên tổn thương niêm mạc dạ dày, giảm lượng độc tố từ cimetidin và điều trị đau dạ dày, chữa viêm loét dạ dày rất tốt.

Cách chữa đau dạ dày tá tràng do loét bằng bài thuốc cam thảo

Cam thảo chữa đau dạ dày dưới dạng bột
Cam thảo chữa đau dạ dày dưới dạng bột

 – Dùng từ 3g đến 5g cam thảo dưới dạng cao lỏng hoặc dạng bột, ăn/uống mỗi ngày

 – Liều dùng: uống liên tục trong 1-2 tuần rồi tạm dừng.

Cam thảo ở dạng cao chữa đau dạ dày
Cam thảo ở dạng cao chữa đau dạ dày

Bài thuốc chữa trị đau dạ dày do viêm

Dược liệu: Cam thảo, Hương Phụ, Ô dược mỗi vị 20 gram, Sa nhân 8 gram, trần bì mỗi vị 20 gram và diên hồ sách

Cách làm: Đập dập diên hồ sách cho vào nồi cùng với các thảo dược còn lại, đổ vào 1,5 lít nước sắc còn 1,2 lít uống trong 2 ngày, mỗi lần uống 150 ml, 1 ngày uống 4 lần.

– Có thể dùng rễ cam thảo phơi khô cắt nhỏ uống như nước trà hàng ngày.

Rễ cam thảo trị đau dạ dày hiệu quả
Rễ cam thảo trị đau dạ dày hiệu quả

Chú ý: Cần ăn hay uống cam thảo trước bữa ăn khoảng 20 – 30 phút để việc điều trị bệnh đạt hiệu quả hơn. Bởi khi ấy, cam thảo sẽ hoạt động như một lớp màng trên thành dạ dày, từ đó bảo vệ dạ dày của bạn an toàn trước những kích thích từ thức ăn

 – Tránh việc dùng quá thời gian trên do có thể gây ra những phản ứng phụ như phù nề, nặng mặt.

Lưu ý:

Cam thảo tuy có độc tính rất thấp nhưng nếu dùng lâu có thể gây tăng huyết áp và phù thũng. Cam thảo cũng có thể khiến người bệnh thấy đầy bụng, do đó mà những người bị chướng bụng do thấp trệ thì không nên dùng.

Trường hợp dùng thuốc có vị cam thảo, người bệnh nên kiêng ăn cá và không sử dụng cam thảo chung với một số nhóm thuốc như thuốc chứa digitalis, corticosteroid, thuốc lợi tiểu nhóm thiazide.

Rate this post