Bệnh Sẩn Ngứa

Nhóm Bệnh Sẩn ngứa (PRURIGO) thuộc nhóm này gồm các bệnh cổ triệu chứng lâm sàng chủ yếu là nổi các sẩn trên da và ngứa rát dữ dội.

Nhóm bệnh sẩn ngứa
Nhóm bệnh sẩn ngứa

Sự phân loại khác nhau tùy theo các tác giả và các trường phái, nhưng nói chung gồm các bệnh sau:

A. Bệnh SẨN NGỨA Ở TRẺ EM: (Prurigo strophulus)

Bệnh chỉ phát ra ở trẻ con từ 06 tháng đến 3-4 tuổi. Rất hiếm khi bệnh kéo dài quá tuổi trên, nhưng có trường hợp Prurigo strophulus chuyển thành hình thể cổ điển của bệnh sẩn ngứa Hebra.

Sẩn ngứa ở tay trẻ em

Một số tác giả như Nikolsky, Besnier, Jacquet v.v… cho rằng có sự liên quan về bệnh lý giữa bệnh sẩn ngứa trẻ em và sẩn ngứa Hebra, trong khi đó 1 số khác như Cobolep, Hebra, Monocelli, v.v… xem như là 2 bệnh riêng biệt.

Bệnh sẩn ngứa ở trẻ em

Đôi khi những trẻ em lúc bé mắc Prurigo strophulus về sau bị bệnh viêm bì thần kinh lan tỏa.

I. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG :

Thương tổn căn bản đầu tiên là sẩn phù không ngứa lắm, phù mất đi rất nhanh trong khoảng vài giờ, tại chỗ đã thấy xuất hiện sẩn huyết thanh với các mụn nước bé trên phần lớn các sẩn. Kích thước của các sẩn không vượt quá đầu đinh ghim, chóp sẩn có thể nhọn hoặc hình bán cầu, chắc, màu đỏ tươi.

Do ngứa gãi nhiều các mụn nước trên các sẩn không mấy khi còn nguyên vẹn mà vỡ ra đóng thành vảy tiết, thường là những vảy máu. Theo Darier, mỗi thương tổn có thể tồn tại khoảng từ 08 đến 15 ngày.

Bệnh phát ra thành từng đợt có tính chất kinh diễn, các thương tổn cũ xen lẫn với thương tổn mới. Giữa các đợt, có thời gian dịu bệnh. Sau khi lặn, Các sẩn còn để lại một vết thâm màu trong ít lâu.

Sẩn ngứa để lại vết thâm

Trong các đợt vượng bệnh mạnh, toàn trạng của bệnh nhi có thể bị ảnh hưởng: nhiệt độ cao, vì ngứa nhiều nên quấy khóc.

Vị trí khu trú: thân mình, mông, các chi trên nhưng đồng thời cũng thấy phát ở chi khác. Cần chú ý lòng bàn tay và lòng bàn chân mụn nước trên các sẩn lớn hơn các nơi khác. Đặc biệt có một hình thề lâm sàng gọi là bệnh sẩn ngứa có bọng nước ở các trẻ nhỏ, bọng nước xuất hiện ở cẳng chân, lòng bàn tay và lòng bàn chân, ít khi thấy nó phát ở các nơi khác.

II. CHẨN ĐOÁN :

Chẩn đoán bệnh sẩn ngứa thường không khó khăn. Nhưng trong một số trường hợp cần phân biệt với bệnh ghẻ, thủy đậu, côn trùng đốt, rôm v.v…

Bệnh ghẻ khác bệnh sẩn ngứa trẻ con ở vị trí khu trú chọn lọc, có đường hầm và cuối đường hầm có mụn nước trong. Thường có kèm theo các mụn mủ do nhiễm khuẩn.

Bệnh sẩn ngứa trẻ em bao giờ cũng khởi phát bằng các sẩn mày đay và tiến triển mạn tính. Trong thể bọng nước có khi khó phân biệt với bệnh ghẻ ở lòng bàn tay và bàn chân của trẻ nhỏ. Căn cứ vào sự khác nhau của các thương tổn vùng da khác đổ xác định bệnh.

Bệnh thủy đậu: Không có mụn nước nhỏ trên chóp các sẩn, không có sẩn phù lúc mới phát bệnh và không ngứa. Trong bệnh thủy đậu thường kèm theo hiện tượng toàn thân như: sốt, quấy khóc nhiều v.v…

Sẩn ngứa do côn trùng đốt dễ phân biệt với Prurigo strophulus do đặc tính của các thương tổn cơ bản, nhưng cần chú ý cũng như đối với các bệnh da gây ngứa khác có thế bắt đầu là do côn trùng đốt về sau phát ra các thương tổn căn bản của bệnh chính.

Rôm sảy khác do mụn nước nhỏ có tính chất đơn dạng, ít ngứa và khu trú ở thân mình và ở mặt gấp các chi.

Có trường hợp, tuy rất hiếm gặp, cần phân biệt với bệnh Duhring. Trong Prurigo strophulus, thương tổn không có khuynh hướng cụm lại, không đế lại các dát thâm rõ rệt, không có bạch cầu ái toan trong dịch bọng nước. Giải phẫu bệnh học trong bệnh Duhring: bụng nước nằm dưới thượng bì, ít khi nằm trong thượng bì (thứ phát).

III. GIẢI PHẪU BỆNH:

Lúc đầu hình ảnh giải phẫu bệnh giống như trong bệnh mày đay, về sau xuất hiện sẩn huyết thanh ở trung bì và thượng bì. Thâm nhiễm bao gồm các tế bào lâm ba, tổ chức bào và tế bào bán liên sắp xếp chung quanh các mạch máu: Phù các nhú bì, có hiện tượng thoát bào, mụn nước nằm trong thượng bì.

IV. CĂN NGUYÊN SINH BỆNH

Không khác gì bệnh chàm sữa ở trẻ em, trong tiền sử bệnh có thể có rối loạn tiêu hóa do bú sữa mẹ. Dị ứng do thức ăn giữ vai trò chính, ít khi do thuốc và do ký sinh trùng đường ruột (giun, sán). Các thức ăn như sữa, trứng, tôm, cua, thịt lợn, gia vị v.v… đều có thể là nguyên nhân gây bệnh.

V. ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG BỆNH

Điều trị và đề phòng các cơn tái phát trong bệnh sẩn ngứa trẻ em cần chú ý đến chế độ ăn. Kiêng ăn các loại thức ăn như tôm cua, cá, lòng trắng trứng, thịt, đồ hộp, đồ gia vị, thức ăn rán.

Cần theo dõi loại thức ăn nào dễ gây vượng bệnh để loại trừ thức ăn đó trong chế độ ăn hàng ngày. Không nên cho ăn nhiều thức ăn quá, ăn quá no. Để giải cảm cho bệnh nhân, có thể dùng các loại thuốc như: Peptone 0,15g đến 0,30g, 3 lần trong 1 ngày.

Các loại thuốc Calcicum, thuốc nhuận tràng: Paraffine, một thìa con uống nửa giờ trước khi ăn. Các loại thuốc nâng cao thể trạng như: sinh tố, thuốc có chất sắt.

Trong trường hợp ngứa nhiều, có thế dùng kháng histamine tổng hợp. Bệnh nặng cần chỉ định các corticoides. Thuốc ngoài da, chỉ cần sử dụng các loại thuốc chống ngứa, dưới dạng dung dịch pha với cồn. Ví dụ Alcool – Salicylique 2% trường hợp cần thiết, chiếu tia tử ngoại toàn thân. Mùa hè, có thổ chỉ định tắm nắng.

Chỉ định: Dùng thuốc mỡ minh hùng

B. BỆNH SẨN NGỨA HERBA: (Prurigo d’Hebra).

I. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG:

Thương tổn căn bản là những sẩn nhỏ, chắc, màu hồng nhạt, rất ngứa. Thỉnh thoảng có trường hợp ngứa trước khi phát ra những sẩn. Vị trí khu trú đầu tiên ở mặt dưới các chi rồi sau mới phát ra ở các phần khác, thân mình, mông, nhưng hầu như các mặt gấp các chi và mắt không bao giờ bị thương tổn.

Gãi trầy xước do ngứa

Vì ngứa gãi nên đa số các sẩn đều bị xước da, đóng vảy máu. Da dày, lichen hóa, thỉnh thoảng có biến chứng nhiễm trùng thứ phát, thường các hạch bạch huyết sưng to, nhất là hạch bẹn, nách và khuỷu tay.

Hạch không đau và không có khuynh hướng hóa mủ, vì tính chất đặc biệt của hạch nén gọi là hạch hột xoài trong bệnh sẩn ngứa.

Về hình thể lâm sàng, có phân biệt thể nhẹ (prurigo motis) và thể nặng (prurigo ferox) tùy theo thương tổn và tính chất ngứa nhiều hoặc ít. Trong trường hợp nặng, bệnh nhân rát ngứa, đứng ngồi không yên, ảnh hưởng đến toàn trạng, ăn không ngon, mất ngủ, suy nhược. Bệnh kéo dài hàng chục năm, nhất là đỗi với đàn ông, tuổi càng lớn bệnh có phân giảm bớt.

 II. CĂN NGUYÊN SINH BỆNH :

Bệnh thường bắt đầu ở trẻ con hoặc có khi phát chậm hơn, có 2 giả thuyết về căn nguyên sinh bệnh:

– Thuyết thần kinh dinh dưỡng, do các tác giả Pletinop Nikolsky… chủ truơng.

Trên bệnh nhân thấy xuất hiện dấu hiệu vạch da nổi (dermographisme) trắng, bền vững (xuất hiện lâu mới mất) rối loạn phản xạ ở da, bài tiết mồ hôi ít, thường về tinh thần không phát triển đầy đủ. Theo Pavlọy phản xạ lòng bàn chân và phản xạ thành bụng mất.

– Thuyết nhiễm độc do các tác giả Jadassohn, Tommasoli,… chủ trương dựa trên đợt phát bệnh đầu tiên, thường xảy ra ở những trẻ em có rối loạn về tiêu hóa. Nghiên cứu chuyển hóa các chất thấy cố rối loạn về Chlore, phosphore và acide lactique.

 Một số tác giả khác chủ trương, phối hợp cả 2 yếu tố thần kinh và nhiễm độc.

Ngoài ra còn có ảnh hưởng của điều kiện sinh hoạt. Trong 1 số trường hợp thay đổi môi trường làm việc, sinh sống, bệnh giảm đi một cách rõ rệt.

III. ĐIỀU TRỊ :

1) Điều trị toàn thân:

Cần sử dụng các loại thuốc nâng cao thể trạng bằng các thuốc bổ có chất sắt, dầu cá, các loại sinh tố. Các loại thuốc sát khuẩn đường ruột (Benzoneptol, Salol…) hoặc các kháng sinh Histamine tổng hợp.

Có thể chiếu tia tử ngoại toàn thân. Tắm nước suối ấm có chất lưu huỳnh, tắm biển, thay đối khí hậu có thế đem lại kết quả tốt.

2) Điều trị tại chỗ:

Mỡ goudron : Tắm nước ấm trong một số trường hợp làm dịu ngứa. Để da không bị khô do tắm nhiều nước nóng, tắm xong cân bôi thuốc mỡ cừu (lanoline) hoặc thuốc mỡ goudron.

Khi có biến chứng nhiễm khuẩn cần dùng các loại thuốc bôi và thuốc uống chống nhiễm khuẩn. Trong thời gian còn có nhiễm khuẩn, không dùng phương pháp điều trị bằng tắm nước.

Các hạch (hột xoài sẩn ngứa) chườm nóng và đắp gạc có ichtyol. Những trường hợp bệnh nặng kéo dài: chi định các loại corticoides.

C. BỆNH SẨN NGỨA CẤP TÍNH Ở NGƯỜI LỚN: (Prurigo simplex algu de l’adulte).

Bệnh tương đối ít gặp thường xuất hiện ở người lớn, nhất là phụ nữ trẻ.

Sẩn ngứa ở người lớn

Bệnh có liên quan đến trạng thái thần kinh, tinh thần và rối loạn về tiêu hóa.

I. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG :

Thương tổn căn bản là những sẩn nhỏ, màu sắc giống màu da bình thường hoặc hồng nhạt. Trên chóp các sẩn có 1 mụn nước rất bé. Vì ngứa nhiều nên phải gãi nên phần lớn các sẩn đều có vẩy máu. Vị trí khu trú ở mặt duỗi các chi.

Hình ảnh lâm sàng rất giống bệnh sẩn ngứa trẻ em (Prurigo strophulus). Lúc đầu toàn trạng có thể ít nhiều bị ảnh hưởng: sốt, mệt mỏi, nhức đầu. Bệnh kéo dài khoảng 2 tuần đến 4 tháng, thỉnh thoảng có thể lâu hơn.

Nói chung, thời gian tiến triển ngắn so với các loại sẩn ngứa khác nên còn gọi là sẩn ngứa tạm thời. Khi bệnh tiên triển quá 4 tháng đã gọi là bệnh sẩn ngứa kinh diễn.

Bệnh sẩn ngứa tạm thời có thể tái phát ; phân biệt các hình thể lâm sàng như: sẩn ngứa có bọng nước, xuất huyết hoặc có hoại tử. Có trường hợp các cơn vượng bệnh phát theo mùa nên gọi là sẩn ngứa mùa đông và sẩn ngứa mùa hạ.

Thể mùa hạ là một trong những hình thể lâm sàng của bệnh da do cảm ứng ánh nắng, có thể lâm sàng xuất hiện ở người có mang.

II. GIẢI PHẪU BỆNH LÝ :

Hình ảnh giải phẫu bệnh lý giống như bệnh sẩn ngứa ở trẻ con.

III. TIÊN LƯỢNG:

    Tốt

IV. ĐIỀU TRỊ :

Cần chú ý đến các chế độ ăn, dùng kháng Histamine tổng hợp, các loại sát trùng đường ruột (Salol, Benzoneptol).

D. SẨN CỤC: (Prurigo nodulaire).

I- TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG :

Thương tổn căn bản là những sắn rất chắc, hình bán cầu, đường kính từ 3-10mm. Vì ngứa gãi nhiều nên các sẩn đóng vảy máu, có trường hợp các chóp sẩn bị sừng hóa

Các sẩn lớn dần, càng ngày càng rắn chắc, màu nâu hoặc nâu xám, không liên kết với nhau, đứng riêng rẽ hoặc có thế cụm lại. Vùng da xung quanh thường bị dày cộm. Sau một thời gian tiến triển sẩn có thể lặn nhưng để lại một vết sẹo trắng, xung quanh thâm lại.

Nếu bệnh kéo dài, sẽ phát các sẩn mới ở các vùng da khác, thường không nhiều lắm. Vị trí khu trú: ở mặt duỗi các chi, hiếm khi các thương tổn phát ở thân mình, bìu, mặt và da đầu.

II. GIẢI PHẪU BỆNH :

Tại chỗ sẩn có hiện tượng hóa sừng, lớp gai và lớp hạt đều quá sản. Hiện tượng á sừng không nhiều lắm. Ở trung bì, thâm nhiễm dày đặc gồm chủ yếu là tế bào lâm ba, tổ chức bào, một số tế bào ái toan và tươmg bào.

Các mạch máu giãn rộng, nội mạc phù. Pautrier nhận thấy các tận cùng dây thân kinh tăng sinh rõ.

III. CĂN NGUYÊN SINH BỆNH :

Thường không rõ căn nguyên. Một số tác giả nên giả thuyết bệnh nhân nữ có rối loạn về kinh nguyệt. Pick mô tả những trường hợp sẩn cục do nhiễm độc.

Ở Việt Nam sẩn cục có thể do côn trùng đốt, bọ chét, ve, vắt, rệp. Các thương tổn về sau phát ra ở xa chỗ bị đốt. Yếu tố thần kinh và tinh thần có 1 ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển bệnh.

IV. ĐIỀU TRỊ :

Cần kết hợp điều trị các rối loạn nội tiết, thân kinh và tiêu hóa nếu có. Các loại thuốc sốt rét như Nivaquine, Chloroquine, trên một số trường hợp, làm giảm bệnh rõ rệt. Ngoài ra, có thế dùng các loại thuốc chống ngứa.

Tiêm CHOLOCIDE (dung dịch xanh Methylen 2% pha trong Glucose đẳng trương) dưới các nốt sẩn, có kết quả tốt. Các sẩn lớn có thể phá hủy bằng đốt điện hay áp tuyết carbonique. Nếu sẩn to, cần áp dụng quang tuyến X.

Đề phòng ngứa gãi và xuất hiện các sẩn cục mới, ban đêm cần băng chặt những vùng da ngứa gãi.

Xem thêm
Bệnh Mày Đay và các phương pháp điều trị

Nhiễm độc da do thuốc và các phương pháp điều trị

Rate this post