Bệnh Mày Đay (Mề đay)

Bệnh mề đay và các phương pháp điều trị

Bệnh mày đay hay bệnh mề đay (Urticaire) là một trong những bệnh da phổ biến. Nguyên nhân rát phức tạp, trên một bệnh nhân nhiều khi không phải chỉ có một mà có nhiều yếu tố gây bệnh.

Bệnh mề đay và các phương pháp điều trị
Bệnh mề đay và các phương pháp điều trị

Triệu chứng của bệnh mày đay do tiếp xúc dễ nhận diện, khác với mày đay nguồn gốc nội sinh với những hội chứng nổi ban và những triệu chứng tổng quát về lâm sàng có rất nhiều thể.

I. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG :

1) Thương tổn căn bản:

Thương tổn căn bản của bệnh mày đay là sẩn phù, nổi lên cao, giới hạn luôn luôn rõ, cứng, kích thước từ vài ly đến vài phân, từ một mảng đồng tiền đen một mảng thật rộng, hình bầu dục, nhiều vòng cung, thường là màu hồng nhạt hoặc trắng xám ở trung tâm với hào quang màu hồng.

Nổi mày đay ở chân

2) Sự nổi mày đay:

Khởi sự rất nhanh, nổi đột ngột. Bệnh nhân cảm thấy một cảm giác khó chịu, ngứa nhiều hay ít đi kèm với cảm giác nóng. Có sự căng hay khó chịu ở vùng da sẽ nổi mày đay. Sự nổi mày đay thường tăng dần và qua nhanh trong vài phút hoặc vài giờ.

Bệnh mày đay ở tay

Những cơn nổi mày đay có thể liên tiếp tại chỗ hoặc toàn diện, sẩn phù ban mày đay sẽ biển đi, những thương tổn mờ dần, lặn mất không để lại vết tích gì. Nổi mày đay có thể độc nhất, cũng có khi những cơn kế tiếp nhau, khi bệnh lành rồi hay dễ bị tái phát.

Nổi mày đay ở bất cứ người nào không phân biệt phái, độ tuổi kể cả nổi mày đay ở trẻ sơ sinh hoặc người già, nhưng dễ gặp nhất ở phụ nữ sau sinh.

3) Vị trí:

Vị trí của nổi mày đay rất thay đổi, tại chỗ từng vùng hay toàn diện. Sự nổi ban ở thân người và ở các chi nhưng cũng có ở mặt, ở cổ, ở những vùng lòng bàn tay, bàn chân, ở da dầu, ở mí mắt, ở bao qui đầu phù có thể bị nhiều.

Nổi mày đay ở trẻ sơ sinh

Nổi mày đay thường xảy ra ở vùng cọ xát như thắt lưng, vùng áo lót. Những niêm mạc cũng có thể bị, nhiều nhất là ở thanh quản, thực quản, ở miệng, sự phù thanh môn có thể nhiều ảnh hưởng đến hô hấp do đó cần điều trị kịp thời.

4) Ngứa:

Là một yếu tố căn bản của sự nổi mày đay, thường đi kèm với sẩn phù, có cảm giác như kiến bò. Ngứa có trước sự nổi mày đay và lan tỏa hơn nổi mày đay.

Dưới ảnh hưởng của sự gãi, lạnh, cọ xát hay bất cứ một sự kích thích nào da sẽ có thương tổn mới. Ngứa luôn luôn có những thay đổi về cường độ, thường ngứa về đêm hơn ban ngày, có thể gây ra mất ngủ.

5) Tổng quát:

Trong đa số các trường hợp thường không rõ. Đi kèm với sự nổi mày đay đôi khi có sốt cao, người mệt mỏi, đau khớp, có những rối loạn về tiêu hóa.

Nhưng đôi khi là một thảm kịch đối với sốt cao, giảm huyết áp, mạch nhỏ nhanh đau bụng từng cơn, hôn mê trước khi có sự nổi mày đay toàn diện. Những trường hợp có thể chết người là do sự bất dung nạp thuốc (thuốc kháng sinh, Aspirine, Optalidon…)

II. CÁC HÌNH THỂ LÂM SÀNG THƯỜNG GẶP:

1) Cơn mày đay cấp:

Bắt đầu đột ngột bất cứ ở vùng da nào trên người. Biểu hiện chủ yếu bằng các sẩn phù nề, gờ trên mặt da, màu hồng, ấn kính thì nhạt màu.

Đặc biệt có thể nổi thành phỏng nước giống như trong hồng ban đa dạng. Gây ngứa dữ dội, có khi nóng ran cả người. Cơn bắt đầu rầm rộ, nhưng chỉ thoáng qua vài giờ, vài ngày thì lặn.

2) Bệnh mày đay cấp tiết Choline:

Thường do vận động thể lực, yếu tố nóng hoặc cảm xúc. Bệnh hay gặp ở người trẻ. Ban nổi đột ngột rầm rộ dày khắp cơ thể, rất ngứa thành sẩn đỏ nhỏ 1-5 ly đường kính có quăng viêm đỏ.

Nhiều sẩn tập trung thành đám rộng, có thể kèm theo triệu chứng toàn thân và đổ mồ hôi, đi phân lỏng, đau bụng, nhức đầu.

3) Phù Quincke:

Là dạng mày đay nổi ban đột ngột làm sưng vù cả một vùng (mặt, mí mắt, các chi, bộ phận sinh dục) ngứa ít, nhưng có cảm giác căng lan tỏa do phù nề sâu ở bì và hạ bì.

Nguy hiểm của phù Quincke là có thể làm tổn thương đường hô hấp trên : phù thanh quản, phù thanh thiệt, phải xử trí cấp cứu.

4) Da vẽ nổi: (Dermographisme).

Còn gọi là bệnh mày đay giả, một trạng thái phản ứng đặc biệt của da. Xát nhẹ lên da bằng một vật đầu tà làm nổi trên mặt da một vệt ở giữa màu hồng tươi hoặc hơi trắng, hai bên có vệt màu hồng nhạt.

Bệnh nhân mày đay có thể kèm theo da vẽ nổi hoặc không. Người không bao giờ bị bệnh mày đay vẫn có thể bị chứng da vẽ nổi.

5) Bệnh mày đay mãn tính:

Bệnh mày đay mãn tính là loại đã kéo dài hơn 8 tuần, không kể bắt đầu rầm rộ hoặc kín đáo, tiến triển thất thường. Có khi nổi gần như hằng ngày, mỗi ngày nhiều cơn, làm bệnh nhân rất khó chịu, có khi các cơn cách quảng rất lâu.

Do ngứa dai dẳng trên da thường có tổn thương do gây (trượt sướt) hoặc tổn thương Lichen hóa.

III. Cơ chế của sự nổi mày đay:

Cơ chế cơ bản vẫn là giải phóng Histamine gây nên giãn mao mạch, thoát thanh dịch, trên lâm sàng biểu hiện bằng sẩn phù.

Histamine được giải phóng chủ yếu do đối kháng, kháng nguyên kháng thể xảy ra ở 2 nơi: quan trọng nhất là từ các dưỡng bào (mastocytes) chân lông, hoặc từ các tế bào nội mạc (loại Histamine này xuất hiện từ tù, không bị ức chế bởi kháng Histamine tổng hợp, làm cho bệnh mày đay có thể tiến triển dai dẳng).

Trong mày đay sự kích thích các sợi phó giao cảm bởi những yếu tố khác nhau dẫn đến giải phóng Acétylcholine ở da, đồng thời làm tăng tiết Histamine lừ dưỡng bào.

Một số chất trung gian hóa học khác có thổ là nguyên nhân gây bệnh nhưng do xuất hiện rất ngắn nên chưa được nghiên cứu.

IV. TIẾN TRIỂN:

Bệnh mày đay diễn tiến thành từng đợt liên tiếp, mỗi đợt độ vài ngày, cũng có khi có thể tái phát dai dẳng hàng năm do nhiều đợt liên tiếp, lắm khi theo mùa, thường thay đổi với bệnh hen suyễn, nhức nửa đầu.

Có trường hợp chết vì tiêm huyết thanh hay những thử nghiệm nội bì.

V. CHẨN ĐOÁN BỆNH MÀY ĐAY:

Chẩn đoán thường chi dựa vào triệu chứng ngắn có sẩn phù và tính chất của sự nổi mày đay, tiến triển ngắn, hết đợt này đến đợt khác.

Phải phân biệt với phù Quincke và chứng da vẽ nổi bởi vì hai chứng này không ngứa.

Bệnh giun chi cùng có thể gây ra phù nhất thời nhưng xét nghiệm sẽ tìm thấy ấu trùng giun chi.

Kinh nghiệm cho hay rằng trong tiền sử bệnh nhân đã có thể thấy hướng chẩn đoán, nên căn cứ vào:

Thời gian tiến triển của bệnh: Ban mày đay cấp tính ban mày đay tái phát.

Công thức máu: Nếu tăng bạch cầu ái toan nhiều thì cũng là một hướng chẩn đoán.

Kết quả tìm ký sinh trùng.

Khám nước vị toan: để tìm xem có phải là triệu chứng hạ toan hay là vô toan.

Làm các phản ứng nội bì với Histamine.

VI. NGUYÊN NHÂN GÂY RA BỆNH MÀY ĐAY:

1) Mày đay do nguyên nhân dị ứng:

a) Do thuốc: Các thuốc gây dị ứng Penicillin, Sulfamide, huyết thanh, thuốc phiện, thuốc ngủ, Quinine, thuốc hạ nhiệt. Muốn phát hiện nguyên nhân phải điều tra tỉ mỉ về tiền sử dùng thuốc.

b) Do kháng nguyên hô hấp: Thường gây mày đay có tính chất tái phát theo mùa, hoặc kèm theo biểu hiện hô hấp. Một số kháng nguyên thường gặp là phấn hoa, rơm rạ, bụi trong nhà máy, lông vũ, men mốc, phát hiện bằng thử phản ứng da với các chất khả nghi ở đậm độ pha loãng.

c) Do thức ăn: Hay gây dị ứng như sữa, trứng tôm, cua, cá biển, nhộng, đồ hộp… phát hiện bằng cách cho bệnh nhân ăn “thêm dần” hoặc “giảm dần” mỗi loại thức ăn. theo dõi ít nhất 05 ngày.

d) Do ô nhiễm khuẩn: Nhiễm cầu khuẩn Streptocoque, E.coli (ở tai, mũi, họng, ở bộ máy tiêu hóa).

Nhiễm ký sinh trùng đường ruột, phát hiện bằng xét nghiệm phân trực tiếp

e) Mày đay do tiếp xúc với các chất bên ngoài: Cơn nổi mày đay tùy thuộc vào bề rộng và thời gian tiếp xúc.

Thường dị ứng nguyên là thực vật, các loại côn trùng, các loại sâu.

2) Bệnh mày đay do yếu tố vật lý như:

Mày đay do lạnh: Thương tổn nổi ở vùng tiếp xúc với lạnh, sau khi ra lạnh, rửa mặt hoặc tắm bằng nước lạnh độ 5-10 phút thì bắt đầu ngứa, nổi sẩn. Phải phòng khi tắm sông, tắm biển.

– Mày đay do nóng, ánh sáng, tia tử ngoại, tia X.

3) Mày đay tiết Choline:

Do vận động, cảm xúc, tì ép.

4) Liên quan giữa bệnh mày đay và bệnh thể địa:

35% bệnh nhân có bệnh thể địa chàm, hen, viêm mũi dị ứng thường kèm theo mày đay.

VII. ĐIỀU TRỊ BỆNH MÀY ĐAY:

I) Điều trị tại chỗ:

Bôi dung dịch chống ngứa lên các vùng da nổi sẩn :

– Cồn Salicylique: 1-2%

– Cồn Phẹnique: 1% .

-.Cồn Menthol: 1%

– Bột tale Menthol:1%

Tránh dùng các Pommade kháng Histamine dễ gây viêm da dị ứng.

– Tắm nước ấm pha với dấm thanh (dấm 1 phần, nước ấm 2 phần để xoa).

– Tránh mặc quần áo chật, hạn chế đồ len dễ gây kích thích da, tăng ngứa.

– Dùng thuốc bôi của nhà thuốc minh hùng: thuốc mỡ minh hùng hoặc kem đặc trị vua da liễu

2) Điều trị toàn thân:

+ Sinh hoạt điều độ thoải mái, yên tĩnh, hạn chế các chất kích thích (rượu, cà phê, thuốc lá, tiêu, ớt). Tập thể dục, vận động hợp lý. Trong đợt cấp tính : Ăn nhẹ, giảm muối.

+ Loại trừ các nguyên nhân gây bệnh đã phát, hiện được trong thức ăn, thuốc, môi trường sinh hoạt, nội tạng, giải quyết các ổ nhiễm khuẩn mãn tính ở tai mũi họng, tẩy giun sán, chống táo bón.

+ Đối với các cơn mày đay cấp tính: uống hoặc tiêm kháng Histamine tổng hợp.

– Analergin o.lg hoặc Dimedron 0.05g mỗi ngày 2-3 viên, trong 3-5 ngày. Hoặc Phenergan 0.025g, Pipolphen 0.025g mỗi ngày 1-2 ống tiêm bắp.

– Reactin, Periactin 4 mg, mỗi ngày 2-3 viên.

– Adrenaline 0.001g: nửa ổng tiêm dưới da..

. Đối với thể nặng: đe dọa tai biến hô hấp, khi dùng kháng Histamine không kết quả phải dùng: Corticoide (Hydrocortisone 50-100mg tiêm tĩnh mạch, hoặc Soludecadron 4-20 mg tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp trong 2-3 ngày).

+ Sau đợt xử trí cấp tính, củng cố thêm “giải cảm ứng” không đặc hiệu thông thường (như trong điều trị Eczema).

– Chlorure de Calcium, Vitamine C tiêm tĩnh mạch 10-15 ngày.

– Hyposulfite de Natri 10%, tiêm tĩnh mạch.

– Dùng phương pháp giảm cảm ứng bằng phương pháp tiêm Histamine với liều tăng dần (làm cho cơ thể quen dần với Histamine) Histamyl – D (1/100 – 1/1.000.000 mg) mỗi tuần tiêm 3 lần trong da với liều tăng dần hoặc tiêm Hista globin.

– Tinh chất gan.

– Methionine, Vitamin K… có tác dụng hỗ trợ.

3)  Điều trị theo nguyên nhân:

Điều trị mày đay do cảm ứng với Choline: Các kháng Histamine tổng hợp hoàn toàn không công hiệu, chủ yếu là cho những chất chống Choline và kiềm hóa.

Có thể cho Atropine, Bicarbonate de soude. Nghỉ ngơi ở khí hậu tốt, làm quen dàn với gắng sức.

Mày đay do ký sinh vật: Điều trị bằng các loại thuốc trừ các ký sinh vật có kết quả.

– Mày đay do tác nhân vật lý, do sang chẩn: Chữa bằng kháng Histamine tổng hợp.

Mày đay do lạnh: Phải kiêng cữ lạnh.

Mày đay do ánh sáng: (do các tia tử ngoại) cho uống Acide Nicotinique, Chloroquine base 0,10g ngày 2-3 viên trong 3 tuần lễ.

– Mày đay do kháng nguyên hô hấp, do thức ăn, do thuốc phải tìm nguyên nhân đổ ngưng và loại trừ.

Mày đay trầm trọng :

o Ban mày đay có choáng phản vệ Cho Adrenaline, 0.00lg: nửa ống tiêm dưới da rồi tiếp tục bằng Corticoide tiêm tĩnh mạch hay là cho vào huyết thanh ngọt, nhỏ giọt tĩnh mạch.

o Ban mày đay ăn vào các niêm mạc (mồm, họng trong bệnh do huyết thanh) phải tiêm ngay Hydrocortisone vào tĩnh mạch và tiêm kháng Histamine.

4) Cách phòng bệnh mày đay:

Bệnh nhân cần phải tránh dùng những thức ăn, những thuốc và những chất gây dị ứng.

Xem thêm
Bệnh Sẩn Ngứa

Rate this post