Bệnh gout ăn gì, không nên ăn gì? cần nắm rõ

Bài viết này nhathuocminhung.com sẽ đưa đến cho các bạn bài tham khảo về bệnh Gout nên ăn gì và không nên ăn gì, các bạn hãy cùng xem tiếp ở dưới đây để nắm rõ nhé.

Khi có sự rối loạn chuyển hóa của đạm sẽ dẫn tới tăng lượng axit uric, các axit này tích tụ lại ở các khớp xương gây nên bệnh gout. Vì vậy, chế độ ăn uống là điều cực kì quan trọng và cần được chú ý đối với người bệnh gout.

Vậy bệnh gout ăn gì và không nên ăn gì? Hãy tìm hiểu trong bài viết sau.

Bệnh gout được hình thành khi nồng độ axit uric có trong máu tăng lên cao đến một ngưỡng nào đó, các axit này sẽ kết tủa thành dạng tinh thể có hình kim khá sắc nhọn và lắng đọng lại tại các khớp, các khớp có kết tủa này sinh ra các cơn đau kinh khủng, kèm theo các triệu chứng nóng đỏ, đau rát.

Bệnh nếu không được điều trị sẽ tái phát đau gout thành nhiều đợt và ngày càng nặng hơn. Có khoảng 20% người bệnh gout bị sỏi thận, nguyên nhân do tinh thể urat tạo sỏi gây tắc nghẽn tại đường tiết niệu, sinh ra suy thận, nhiễm trùng…. làm ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh.

Với thói quen ăn uống của nhiều người hiện nay, nguy cơ và tỉ lệ mắc bệnh gout ngày càng tăng cao đáng báo động.

Bệnh gout ăn gì?

Một số thực phẩm người bệnh gout nên bổ sung chẳng hạn như:

Các loại thực phẩm chứa ít purin như bơ, rau quả, ngũ cốc, các loại hạt, sữa chua, trứng.

Các thực phẩm chứa nhiều chất xơ như dưa chuột, cà chua, củ sắn…. các chất có trong thực phẩm này làm chạm quá trình hấp thu các chất đạm, giảm nguyên nhân hình thành gout là axit uric.

Uống thật nhiều nước (tối thiểu là 2,5 – 3 lít nước/ngày). Buổi tối nên hạn chế uống tránh gây đi tiểu đêm nhiều.

Bệnh nhân mắc gout nên để tinh thần thoải mái, không nên thức khuya nhiều.

Các loại rau củ quả nên được bổ sung trong thực đơn của người bệnh gout

Bệnh gout nên kiêng ăn gì?

Không được ăn các loại thực phẩm sau:

Thực phẩm có chứa nhiều purin chẳng hạn như: hải sản, thịt đỏ, nội tạng động vật như thận, gan, óc, lòng… hay không nên ăn bông cải, cải bó xôi. Không dùng nước hầm, nước rau củ… để giảm hàm lượng purin có trong các thức ăn.

Kiêng măng tây, măng tre, trúc, nấm, bạc hà, giá đỗ vì chúng làm tăng sự tổng hợp axit uric.

Giảm bớt chất đạm trong thực đơn ăn: đạm có từ thịt gà, bò, vịt, heo… và các loại đạm thực vật như đậu hạt, đặc biệt các loại: đậu Hà Lan, đậu đỏ, đậu xanh, đậu trắng…

Giảm thực phẩm chứa chất béo như: da, mỡ động vật, thức ăn chiên chứa nhiều dầu mỡ hoặc các loại thực phẩm đã qua chế biến như thức ăn nhanh, mì tôm…

Không uống các loại thức uống có chứa cồn như bia rượu, nước ngọt có ga…. là một trong những yếu tố làm tăng bệnh gout.

Ít uống các thức uống có vị chua như chanh, cam, trái cây chứa nhiều vitamin C sẽ làm tăng sự kết tủa urat hơn.

Các loại thức uống có cồn người bệnh gout nên tránh xa

Nhìn chung, cơ chế của chế độ dinh dưỡng cho người bệnh gout là giảm thiểu các loại thức ăn có chứa purin làm hình thành axit uric. Tuy nhiên, không nên ăn kiêng quá mức sẽ làm cơ thể thiếu chất, thiếu protein cũng làm ảnh hưởng đến cơ thể, tránh ăn khuya để làm giảm áp lực của gan.

Bệnh gout ăn gì và không nên ăn gì? Các thông tin được cung cấp trong bài trên người mắc bệnh gout phải lưu ý và thực hiện theo nếu không muốn bệnh chuyển biến ngày càng nặng hơn.

Rate this post