4 Cách điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm trong y học ngày nay

4 phương pháp điều trị thoát vị đãi đệm

Có nhiều cách điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm trong y học ngày nay, nhưng không phải phương pháp nào cũng mang lại kết quả điều trị cao, cũng vì thế ngày càng có nhiều bệnh nhân thoát vị đĩa đệm chuyển sang liệu pháp chữa trị kiên trì với thảo dược Đông y, vừa an toàn hiệu quả lại tiết kiệm.

4 phương pháp điều trị thoát vị đãi đệm
4 phương pháp điều trị thoát vị đãi đệm

1. Cách điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm bằng phương pháp bảo tồn

Mục đích điều trị: giúp giảm nhẹ các hội chứng của thoát vị đĩa đệm như hội chứng rối loạn thần kinh (bao gồm đau vùng ngực, hạ huyết áp, chóng mặt, ù tai, nhức đầu, ra mồ hôi trộm,..), đau tê bì do bị chèn ép thần kinh, hội chứng ép tủy, phù dập tủy.

Các phương pháp được các thầy thuốc áp dụng bao gồm: điều trị bằng thuốc giảm đau, kháng viêm, vật lý trị liệu, kéo giãn cột sống, đeo đai, châm cứu, …

Nếu áp dụng tất cả các cách trên trong khoảng thời gian từ 8 – 10 tuần mà không có bất kỳ dấu hiệu thuyên giảm nào, lúc đó bệnh nhân sẽ được chuyển sang điều trị bằng phương pháp can thiệp không phẫu thuật.

Theo các nghiên cứu của chuyên gia trên thế giới, hơn 80% trường hợp mắc bệnh thoát vị đĩa đệm chữa trị bằng phương pháp bảo tồn trong Tây y không mang lại hiệu quả, bệnh nhân chỉ được giảm đau tạm thời và khi ngừng điều trị thì bắt đầu đau trở lại.

2. Cách điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm bằng phương pháp can thiệp không phẫu thuật

Mục đích điều trị: Làm cho ổ thoát vị co lại thông qua can thiệp trực tiếp vào nhân này, giảm áp suất trong nội đĩa đệm, giải phóng các rễ dây thần kinh bị chèn ép.

Các phương pháp chữa trị được áp dụng: Can thiệp lên nhân này bằng laser và điều chỉnh chế độ làm việc, sinh hoạt, ăn uống và dùng thuốc sau can thiệp.

Phương pháp này có nhiều ưu điểm là: không phải phẫu thuật, gây mê, không làm yếu cột sống, không biến chứng hiệu quả và đảm bảo an toàn cho người bệnh.  Khuyết điểm là chi phí cao và dễ tái phát về sau nếu người bệnh không điều chỉnh lại lối sống và chế độ ăn uống sinh hoạt  của mình sau điều trị.

3. Cách điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm bằng phương pháp phẫu thuật

Mục đích điều trị: phẫu thuật nhằm giúp giải phóng các rễ dây thần kinh bị chèn ép bằng cách cắt bỏ phần đĩa đệm và gai xương.

Như tên gọi của nó, phẫu thuật trực tiếp ở vùng cột sống bị đau thoát vị, nếu thành công sẽ giúp người bệnh không còn đau đớn do thoát vĩ đĩa đệm trong một thời gian. Bệnh dễ tái phát và kèm nhiều biến chứng nhưng chi phí điều trị rất cao.

Một số biến chứng mà phẫu thuật có thể gây ra cho người bệnh như: Tổn thương cột sống vĩnh viễn, chấn thương tủy sống, chấn thương rễ thần kinh, nói khàn, nhiễm trùng sau mỗ, đau buốt, tụ máu, rò dịch não tủy,… đây là phương pháp điều trị được nhiều bệnh nặng ở giai đoạn nặng lựa chọn khi không thể tiếp tục chịu đựng sự đau đớn.

4. Cách điều trị thoát vị đĩa đệm bằng Đông y

Đông y chữa bệnh chú trọng dưỡng thân, bồi bổ chứ không chữa trị theo triệu chứng “bệnh chỗ nào cắt bỏ chỗ đó” giống như trong Tây y.

Việc chữa trị thoát vị đĩa đệm trong Đông y ngày này áp dụng các liệu pháp kết hợp bao gồm: dùng thuốc Đông y chữa bệnh, châm cứu, bấm huyệt, tập vật lý trị liệu và chú trọng kiêng cữ trong ăn uống.

Khuyết điểm của phương pháp này là hiệu quả điều trị chậm, người bệnh cần phải kiên trì dùng thuốc và phối hợp với thầy thuốc. Ưu điểm là kết quả điều trị cao, không lo lắng tái phát và tác dụng phụ.

Trên đây là đôi dòng giới thiệu và phân tích, tùy vào mục đích chữa trị quý bệnh nhân có thể lựa chọn cách điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm phù hợp nhất với mình.

5/5 - (2 bình chọn)