Xử lý nhanh khi bị rắn độc cắn như thế nào?

xử lý nhanh việc rắn độc cắn ra sao

Tại Việt Nam, ước tính mỗi năm có khoảng 30 ngàn người bị rắn cắn. Người chài lưới thỉnh thoảng vẫn bị chết bởi rắn biển cắn nhưng rất hiếm khi họ tới bệnh viện. Vậy làm thế nào để xử lý nhanh khi bị rắn độc cắn, để giúp nạn nhân thoát khỏi cơn nguy kịch.

xử lý nhanh việc rắn độc cắn ra sao
Xử lý nhanh việc rắn độc cắn ra sao

Nhận điện rắn độc:

Theo nghiên cứu của Giáo sư Tiến sĩ David A Warrell (Đại học Oxford) và tiến sĩ Trịnh Xuân Kiếm (Đại học Y Dược TP.HCM), tại khu vực Đông – Nam Á có hai họ rắn độc chủ yếu là họ rắn hổ và họ rắn lục.

Để nhận diện rắn độc, có thể căn cứ vào kích thước, hình thể, màu sắc, dấu điển hình, hành vi và âm thanh chúng phát ra khi cảm thấy bị đe dọa. Rắn lục Russell có một số điểm trắng rộng, điểm vành đen trên da.

Rắn cạp nong, cạp nia có khoang đen vàng trắng xen kẽ. Rắn hổ thường dựng người lên bành mang, kêu xì xì. thách thức kẻ gây rối chúng. Rắn Russell phát ra âm thanh như tiếng gió. Rắn lục vảy răng cưa có tiếng cọ sột soạt…

Miệng rắn độc, cặp răng lớn của chúng chính là những móc độc. Mỗi móc độc có một ống nọc (giống kim tiêm dưới da) hoặc rãnh nọc. Theo đó, nọc có thể dẫn sâu vào mồ của người bị cắn.

Khi rắn cắn, nọc thường được chinh sâu dưới da hoặc trong cơ người bị cắn. Rắn hổ có thể ép nọc trào ra đầu mút của móc độc phun thành đám hạt bụi mù trực tiếp vào mắt đối phương.

Nọc có hơn 20 thành phần khác nhau, chủ yếu là protein chứa các men và độc tố polypeptide.

Dấu hiệu và hậu quả khi bị rắn độc cắn.

Khi bị rắn độc cắn và nọc độc đã chích vào cơ thể, bệnh nhân cảm thấy đau tức khắc; nọc độc sẽ làm xuất hiện những vết bỏng; làm tăng nhịp mạch tại vết cắn; sưng nề phát triển lên gần ngón chi bị cắn; nổi hạch lympho khu vực sưng, mềm dọc theo vị trí cắn ở chi dưới hoặc hạch khuỷu, nách khi bị cắn ở chi trên.

Tuy vậy, khi bị rắn cạp nong, cạp nia, rắn biển và rắn hổ Philippines cắn, chỉ thấy đau rất nhẹ, sưng nề tại chỗ thoáng qua.

Người đang ngủ bị rắn cạp nia cắn có thể không tỉnh dậy và cũng không phát hiện được dấu móc độc hoặc triệu chứng nhiễm độc tại chỗ, sự nhận diện rắn đã cắn cũng như việc mô tả chính xác của bệnh nhân về hoàn cảnh bị cắn và các triệu chứng sau khi bị cắn rất có ý nghĩa, giúp bác sĩ chọn được phương pháp điều trị thích hợp và tiên liệu được các biến chứng.

Ngoài những dấu hiệu tại chỗ, khi nọc độc dã chích vào cơ thể, bệnh nhân sẽ thấy yếu toàn thân, buồn nôn, khó chịu, đau bụng, ngủ gã, mệt lả.

Tim mạch cũng có các vấn đẻ: khó nhìn, hoa mắt, chóng mặt, ngất xỉu. suy sụp, sốc, tụt huyết áp, loạn nhịp tim, phù phổi, phù kết mạc… Ngoài ra, tùy theo loại rắn cạn, bệnh nhân sẽ bị rối loạn cẩm máu, ảnh hưởng hệ thần kinh, vỡ cơ toàn thân, ảnh hưởng thận, làm suy tuyến yên thượng thận cấp….

Ngoài những tác động tại chỗ, rắn cắn côn có thể gây ra những biến chứng lâu dài. Tại vết cắn có thể bị mất mô do tróc da hoặc bị cắt lọc mô hoại tử hay cụt chi.

Có thể có tình trạng loét kéo dài, nhiễm trùng, viêm cơ xương hoặc viêm khớp kéo dài làm biến dạng cơ quan của cơ thể. Hay chỗ loét da do vết cắn, sau vài năm có thể biến thành ác tính.

Một biến chứng nữa là suy thận mãn xảy ra sau hoại tử vỏ thận hai bên và suy toàn bộ tuyến yên mãn hoặc tiểu đường âm thẩm sau khi bị rắn lục Russell cắn. Cũng có thể suy giảm thần kinh mãn tính ở những bệnh nhân sống sót sau xuất huyết nội sọ do rắn lục cắn.

Trường hợp do rắn hổ phun nọc vào mắt, bệnh nhân sẽ đau như bị kim châm, bỏng rát dữ dội, liên tục, sau đó nước mắt trào ra cùng với ghèn trắng, kết mạc xung huyết, co thắt, sưng nề mi mắt, sợ ánh sáng, nhìn mở có thể dẫn đến biến chứng là loét giác mạc, sẹo giác mạc vĩnh viễn, viêm nội nhãn thứ phát….

Xử lý nhanh việc rắn cắn ra sao?

Chính người bị rắn cắn hoặc những người có mặt tại chỗ phải giúp bệnh nhân sơ cứu ngay sau khi rắn cắn bằng cách trấn an nạn nhân, bất động chi bị cắn bằng thanh nẹp gỗ hoặc treo lên (bất kỳ sự di chuyển hoặc co cơ nào cũng đều làm tăng sự hấp thu nọc vào máu).

Với một số loài rắn hổ, rắn khoang, rắn biển, độ độc phát triển nhanh dẫn đến đe dọa tử vong do liệt hô hấp có thể dùng tấm bản thun giãn rộng 10cm, dài ít nhất 4,5cm băng bao quanh từ ngón chân, tay bị cắn, quấn quanh chi với thanh gỗ nẹp cứng nhưng không quá chặt (cách băng ép bất động này không dùng cho trường hợp bị rắn lục cắn vì làm tăng nguy hiểm do nọc độc gây hoại tử tại chỗ), sau đó chuyển ngay đến trung tâm y tế hoặc bệnh viện, cần lưu ý là không được thực hiện một số “phương pháp dân gian” chẳng những không có tác dụng mà còn gây nguy hiểm cho bệnh nhân như: rạch da, chọc vết thương cố nặn bóp vết cắn hy vọng lấy nọc độc ra khỏi cơ thể; buộc chặt quanh chi, dùng hóa chất, nhúng vết cắn vào dung dịch nước sôi hoặc chườm đá lạnh. Đặc biệt, không được garrot động mạch…

Xem thêm
5 bài thuốc sơ, cấp cứu khi bị rắn cắn tại chỗ

Rate this post