Khi bị bệnh trĩ nặng phải làm sao? cần lưu ý những gì?

Khi bị bệnh trĩ nặng là ở cấp độ 3 và 4 với các biểu hiện là búi trĩ sa ra ngoài không tự thụt vào trong được, đau đớn, chảy nhiều máu, khó chịu thì bạn đã bị bệnh trĩ nặng.

Ở tình trạng này các bệnh nhân thường rất lo lắng, hoang mang không biết nên làm gì.

Thấu hiểu lo lắng ấy, chúng tôi xin được chia sẻ một số cách để giảm các triệu chứng mà người bệnh gặp phải.

Cần làm gì khi bị bệnh trĩ nặng?

Chú trọng về chế độ ăn uống

– Uống nhiều nước ( 2-2,5 lít nước/ ngày), ăn các loại thức ăn nhiều chất xơ, nhuận tràng. Giúp tiêu hóa dễ, phân mềm, chống táo bón và đi đại tiện dễ dàng hơn.

Giảm áp lực lên hậu môn, trực tràng, giảm triệu chứng đau và giúp búi trĩ không sa ra ngoài thêm nữa.

– Không ăn các chất hay gia vị cay nóng, cà phê rượu, hạn chế ăn muối và các thức ăn chứa cafein.

– Không nên ăn muối vì muối sẽ được cơ thể giữ lại, điều này gây cho các tế bào và mạch máu trướng căng dẫn đến tình trạng bệnh trĩ sẽ nặng hơn.

Các gia vị cay nóng và chất kích thích thường tạo cảm giác khó chịu khi phân đi qua hậu môn.

Khi bị bệnh trĩ nặng cần làm gì?

Rửa sạch hậu môn sau khi đi vệ sinh bằng giấy mềm hoặc bằng nước ấm, 

Sau mỗi lần đi vệ sinh nên rửa sạch hậu môn bằng nước ấm có pha muối loãng và lau khô bằng khăn mềm. Tránh lau chùi hậu môn bằng các loại giấy vệ sinh khô ráp sẽ làm hậu môn dễ bị tổn thương và trầy xước.

Tuyệt đối không dùng xà phòng và hóa chất để rửa hậu môn. Để chữa bệnh trĩ cần mặc đồ lót rộng, thoáng mát, giữ hậu môn luôn khô thoáng tránh sự xâm nhập của vi khuẩn.

Ngâm hậu môn bằng nước ấm

Việc ngâm hậu môn trong nước muối ấm 15 phút mỗi ngày làm cho các mạch máu ở hậu môn và búi trĩ tuần hoàn tốt hơn, thường xoa dịu được cơn đau của trĩ và làm trĩ bớt sưng hơn.

Bạn có thể xả nước ấm trong bồn tắm, hoặc chậu nước nếu không có bồn vừa đủ ngập hậu môn rồi ngồi ngâm cho đến khi hết đau.

Bệnh trĩ nặng cần làm gì mới tốt?

Tạo thói quen đi vệ sinh khoa học

Đi vệ sinh mỗi ngày một lần, vào một giờ nhất định, mỗi lần đại tiện không quá 10 phút, không nên rặn mạnh khi đi đại tiện. Nên ngồi vệ sinh đúng tư thế bằng cách để chân lên một cái ghế nhỏ để việc đại tiện dễ hơn, hạn chế áp lực lên hậu môn.

Chế Độ sinh hoạt hợp lý

– Tránh ngồi hoặc đứng lâu một chỗ, không nên ngồi xổm vì có thể gây ảnh hưởng đến tuần hoàn máu ở khoang xương chậu làm ứ máu ở các tĩnh mạch trĩ.

– Không khiêng hoặc làm các việc nặng vì việc dùng sức gồng mình để làm các việc nặng làm cao huyết áp trong các mạch máu và làm trương căng chỗ trĩ nhiều hơn nữa.

Sử dụng một số cách chữa bệnh trĩ theo dân gian

Rau diếp cá chữa trĩ: Cách chữa bệnh trĩ bằng rau diếp cá là rửa sạch rau diếp cá và ăn sống với thức ăn thường ngày. Xay lá diếp cá làm sinh tố uống hàng ngày. Nấu rau diếp cá, dùng nước để rửa, xông, ngâm hậu môn, bã còn lại đắp vào búi trĩ.

Chữa trị trĩ ngoại bằng cây huyết dụ: kết hợp lá cây huyết dụ, cây lá bỏng, cỏ mực mỗi thứ 20g. Cả 3 nguyên liệu rửa sạch, sắc uống ngày 2 lần trước bữa ăn.

Sử dụng thường xuyên theo bài thuốc này sẽ cho hiệu quả làm giảm triệu chứng bệnh trĩ rất tốt và ngăn chặn bệnh phát triển.

Nếu các triệu chứng bệnh trĩ ngày càng tăng nặng thì bạn nên đến các cơ sở y tế để được khám và điều trị tránh những biến chứng nặng hơn.

Trên đây là bài chia sẻ về tình trạng bệnh trĩ nặng và một số phương pháp chữa trĩ sẽ giúp ích cho các bạn. Chúc các bạn nhanh khỏi dứt điểm bệnh trĩ và có sức khỏe vượt trội.

Rate this post