Chia sẻ cách phòng ngừa ngứa hậu môn mẹo ít ai biết

Ngứa hậu môn là triệu chứng mà nhiều người gặp phải gây phiền toái và bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày. Biểu hiện ở cảm giác ngứa ngáy, nóng rát khu vực hậu môn rất khó chịu cho người bệnh.

Bệnh chủ yếu do các nguyên nhân vệ sinh cá nhân và chế độ ăn uống, ít do bệnh lý gây ra. Bài viết sau xin chia sẻ cách phòng ngừa bệnh ngứa hậu môn hiệu quả.

Nguyên nhân gây ra bệnh ngứa hậu môn

Nguyên nhân chủ yếu của ngứa hậu môn là do không chú ý vệ sinh khu vực hậu môn, do bị tiêu chảy lâu ngày, giun sán từ đó gây viêm nhiễm, ngứa.

Do ăn các đồ ăn cay nóng, uống nước có gas khiến hệ tiêu hóa bị kích thích tác động trực tiếp lên hậu môn gây ngứa ngáy khu vực xung quanh hậu môn.

Do các bệnh lý mắc phải liên quan đến hậu môn mà điển hình là bệnh trĩ, bệnh nứt kẽ hậu môn, polyp hậu môn, ung thư trực tràng.

Để chữa trị thành công bệnh ngứa hậu môn cần kiểm tra chính xác mắc phải bệnh lý gì và có cách điều trị nội, ngoại khoa hợp lý.

Chia sẻ cách phòng ngừa ngứa hậu môn hiệu quả

Đa số bệnh ngứa hậu môn là do vi khuẩn xâm nhập do vệ sinh hậu môn kém, do thói quen ăn uống không hợp lý. Vì vậy, kiến thức bệnh chia sẻ một số cách phòng ngừa bệnh ngứa hậu môn hiệu quả như sau:

Vệ sinh hàng ngày sạch sẽ vùng hậu môn sau mỗi lần đi vệ sinh. Không nên lau chùi quá mạnh làm tổn thương hậu môn.

Khi bị ngứa hậu môn đừng vội dùng xà phòng chà xát vào hậu môn để rửa mà nên sử dụng nước sạch có pha muối loãng để rửa.

Giữ hậu môn khô thoáng, không nên mặc đồ lót quá chặt gây kích ứng lên khu vực hậu môn, làm cho hậu môn bị tổn thương vi khuẩn xâm nhập gây ngứa hậu môn.

Nên chọn đồ lót vừa kích cỡ với mình, làm bằng chất liệu thoáng và thấm hút tốt. Thay quần lót 2 – 3 lần trong ngày khi bị ngứa hậu môn để loại bớt các vi khuẩn gây ngứa và giữ hậu môn sạch sẽ.

Luyện tập thể dục thể thao nhẹ nhàng, hợp lý, tránh ngồi một chỗ quá lâu vì đây là nguyên nhân gây bệnh trĩ là bệnh lý điển hình của triệu chứng ngứa hậu môn.

Phòng ngừa ngứa hậu môn hiệu quả

Có chế độ ăn uống hợp lý: tránh các đồ ăn cay nóng, các thực phẩm có chứa nhiều chất hóa học độc hại, các đồ uống có nhiều chất kích thích như rượu bia, café, thuốc lá, nước uống có gas. Bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả tươi, chất xơ trong thực đơn hàng ngày, uống đủ nước để tránh tình trạng táo bón gây ngứa hậu môn.

Không nên gãi khi bị ngứa hậu môn vì khi gãi làm tổn thương vùng da hậu môn dẫn đến tình trạng bệnh càng nặng thêm.

Khi tổn thương nặng có thể dẫn đến các bệnh lý nặng hơn như nứt kẽ hậu môn, polyp hậu môn, bệnh trĩ…

Khi bị bệnh ngứa hậu môn cần phải tìm ra nguyên nhân gây triệu chứng này là gì để có cách điều trị hợp lý.

Nếu chỉ bị nhiễm khuẩn bên ngoài thì có thể uống thuốc hoặc bôi thuốc để trị viêm nhiễm, diệt vi khuẩn.

Trong trường hợp mắc phải các bệnh lý như trĩ, rò hậu môn, polyp hậu môn…thì cần phải kết hợp sử dụng thuốc và các phương pháp ngoại khoa phù hợp để điều trị.

Rate this post