Dấu hiệu nguyên nhân và cách điều trị chàm sữa ở trẻ em

Cách điều trị chàm sữa ở trẻ em

Để có cách điều trị chàm sữa ở trẻ em thì cần phải biết dấu hiệu và nguyên nhân chính gây ra cho trẻ. Nhằm sau khi điều trị xong sẽ không còn tác nhân gây tái lại cho bệnh.

Cách điều trị chàm sữa ở trẻ em
Cách điều trị chàm sữa ở trẻ em

Chàm sữa ở trẻ em là gì? 

Chàm sữa ở trẻ em là bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Những trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên có nguy cơ mắc bệnh cao.

Chàm sữa ở trẻ còn có người gọi là viêm da cơ địa, lác sữa, lác đồng tiền,… 

Chàm sữa là bệnh viêm ngoài da tuy không nguy hiểm nhưng cũng gây ra nhiều phiền toái. Nên phải có cách điều trị chàm sữa ở trẻ em một cách đúng đắn và hợp lý

Bệnh thường sẽ tự hết sau 1 tuổi, nhưng cũng có nhiều trường hợp kéo dài 3-4 tuổi.

Nếu qua độ tuổi này con không hết thì có nguy cơ bị mãn tính, chàm thể tạng.

Dấu hiệu của bệnh chàm sữa

Vị trí xuất hiện ban đầu của bệnh cũng như dấu hiệu của bệnh chàm sữa là những mẩn đỏ nhỏ li ti có đám tròn, nếu không kiểm soát tốt, bệnh có thể lây ra diện rộng rồi lan khắp mặt cũng như nhiều bộ phận khác trên cơ thể của trẻ.

Chàm sữa ở trẻ thường diễn ra ở nhiều giai đoạn, giai đoạn nặng nhất cuối cùng là bội nhiễm (gọi là chàm sữa nặng).

Khi bệnh chàm sữa tới giai đoạn này thì bệnh sẽ chữa khó khăn hơn rất nhiều.

Vì vậy khi mới phát hiện bệnh của con, cha mẹ nên có biện pháp điều trị chàm sữa ở trẻ em phù hợp, tránh để hệ lụy đáng tiếc.

Nguyên nhân gây ra chàm sữa ở trẻ em

Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh chàm sữa ở trẻ em, một số nguyên nhân điển hình được kể đến như: 

Yếu tố di truyền: Nếu trong gia đình có thành viên nào ( ông bà, cha mẹ, chú dì,…) bị các bệnh ngoài da như Viêm da cơ địa, vảy nến, á sừng, dị ứng,… thì khả năng trẻ bị chàm sữa do yếu tố di truyền sẽ cao.

Dị ứng thức ăn: Do mẹ đang cho con bú hoặc trẻ ăn uống những thực phẩm có tính ngứa, dễ dị ứng như: Sữa có nhiều đạm bò, trứng gà, hải sản, chất tanh, thịt bò, thịt gà,… 

Dị ứng thời tiết, khí hậu: Thời tiết, khí hậu thay đổi đột ngột, khô hanh lạnh cũng là nguyên nhân gây nên bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Các yếu tố khác: Một số tác nhân khác như: Khói bụi, phấn hoa, hóa mỹ phẩm, nước hoa, khăn giấy, khăn ướt, xà phòng,…

Triệu chứng chàm sữa ở trẻ em

Như đã nêu khái quát qua ở phần dấu hiệu, để nhận biết trẻ bị chàm sữa chúng ta cần quan sát các vị trí như mặt (2 bên má), cổ,  tay, chân, ngực,… 

Nếu thấy vùng da có dấu hiệu mẩn đỏ, khô sần, mụn nước li ti, mọc thành đám, đóng vảy, thấy căng nứt,…

Trẻ quấy khóc, ngứa luôn muốn gãi, khó chịu, biếng ăn.

Khi trẻ gãi mụn nước vỡ ra tứa chảy, chà sát mạnh có thể gây ra rỉ máu, rất đau ngứa và ảnh hưởng nhiều đến sự vận động của trẻ.

Phụ huynh cần giữ vệ sinh sạch sẽ cho con để tránh bị nhiễm trùng, gây bội nhiễm.

Cách điều trị chàm sữa ở trẻ em tốt nhất

Có nhiều cách để điều trị bệnh chàm sữa ở trẻ nhỏ. Từ dân gian, tây y hay đông y.

Những biện pháp dân gian hiện nay hầu như không còn phù hợp, nhiều gia đình lấy lá đắp cho con lại làm cho bé thêm nặng, khó chữa hơn.

Cũng nhiều cha mẹ tự ý mua thuốc, nhưng lại không hiểu rõ về thuốc về bệnh, mua phải những loại thuốc có chứa corticoid làm bệnh càng lan rộng, nhiễm trùng, dùng lâu dài có thể làm trẻ bị teo da, mất màu da hoặc nghiêm trọng hơn là gây ra suy yếu tuyến thượng thận,… 

Mỗi cách, mỗi phương pháp sẽ có ưu điểm và nhược điểm khác nhau, do vậy phụ huynh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để lựa chọn cách điều trị tốt nhất cho con của mình.

Chỉ định: Thuốc đặc trị chàm sữa – thuốc mỡ thảo dược minh hùng

Cách phòng bệnh chàm sữa hiệu quả

Tuy đã có cách điều trị chàm sữa ở trẻ em, nhưng việc phòng bệnh chàm sữa tái lại do các tác nhân vẫn còn tồn tại xung quanh bạn thì vẫn không thể bỏ qua. Do đó việc phòng bệnh chàm sữa sau điều trị là việc làm cần thiết.

Ngoại trừ việc chàm sữa ở trẻ do yếu tố di truyền thì các nguyên nhân còn lại chúng ta vẫn có thể phòng được.

Thứ nhất: Cố gắng cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời.

Sau 6 tháng bắt đầu cho trẻ ăn dặm với những thức ăn, thực phẩm ít gây dị ứng.

Khi muốn thay đổi khẩu phần ăn của con cho phong phú, cha mẹ cần chuẩn bị 1 lượng thức ăn nhỏ, vừa phải để thử trước trong vòng 3 ngày đầu liên tục, nếu thấy có  dấu hiệu dị ứng nên ngưng sau lần đầu tiên.

Những thực phẩm như trứng, lạc, đậu nành, thịt bò, hải sản,… cần cẩn thận trước khi bắt đầu cho con ăn.

Nên dùng những loại sữa tắm dành riêng cho trẻ nhỏ, phù hợp với lứa tuổi của bé.

Nên tắm cho con những sữa tắm có ít bọt, không bọt, những sữa tắm có chiết xuất từ thiên nhiên là tốt nhất.

Chọn chất liệu quần áo cho con bằng vải cotton thông thoáng, dễ thấm hút mồ hôi.

Luôn vệ sinh nhà cửa, đồ dùng của con hàng ngày như giường chiếu, chăn ga, gối đệm,…

Nên cho con hạn chế tiếp xúc với vật nuôi như chó mèo để hạn chế tối đa việc lấy nhiễm các kí sinh trùng cũng như lông từ vật nuôi này.

Chàm sữa là bệnh rất dễ tái phát nếu gặp thời tiết, khí hậu thay đổi, ăn uống phải thực phẩm lạ dễ gây dị ứng hoặc gặp phấn hoa, khói bụi,…. Những điều hiển nhiên rất khó tránh khỏi trong cuộc sống.

Vì vậy, chúng ta cần phòng tránh cũng như phòng tái bệnh để kiểm soát, hạn chế sự tái lại của chàm sữa.

Xem tiếp
Kem trị chàm sữa cho trẻ sơ sinh tốt nhất hiệu quả nhất

5/5 - (1 bình chọn)