Chia sẻ trị liệu da bị bệnh á sừng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Bệnh á sừng ở trẻ sơ sinh và những em bé nhỏ là những thương tổn trên da có thể bị ngứa hoặc không, bệnh á sừng rất khó chữa trị nếu không đúng cách sẽ dẫn đến bệnh nặng hơn.

Theo nghiên cứu của hiệp hội da liễu Hoa Kỳ thì trẻ em bị á sừng chủ yếu ở bé trai nhiều hơn bé gái, nhiều nhất là trẻ ở độ tuổi từ 2-14 tuổi.

Bệnh á sừng tiếng anh là Dermatitis plantaris sicca là thuật ngữ khoa học mô tả bệnh ngứa da ở trẻ em, sự khô da, nứt nẻ da ở các đầu ngón tay cho đến lòng bàn tay, hoặc gót chân cho đến đầu ngón chân.

Để biết được các thông tin về bệnh á sừng chính xác như thế nào hãy xem tiếp các diễn biến ở dưới đây.

Bệnh á sừng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Dấu hiệu nhận biết bệnh á sừng ở trẻ em

Các dấu hiệu có thể thấy dễ dàng bằng mắt thường trên da trẻ như:

Dấu hiệu bệnh á sừng ở trẻ em

– Bong tróc da, đỏ da: Ban đầu da khô là biểu hiện chính của bệnh á sừng ở trẻ em, đặc biệt khi thời tiết hanh khô vào mùa đông hoặc khi trẻ nằm máy lạnh.

Các biểu hiện bong tróc khô da ban đầu chỉ bị ở đầu ngón tay, ngón chân, sau đó lan ở lòng bàn tay, lòng bàn chân rồi đến gót chân,…, có thể không nhìn rõ các vân tay, vân chân.

Khi bị bong tróc nhiều da bé sẽ xuất hiện các vệt đỏ tại các ngấn các đường vân, hồng ban ngay ở những vị trí bị tróc, gây rát khó chịu cho trẻ.

– Nứt da: Khi bị khô da bong tróc cứ thế tiếp diễn thì sẽ dẫn đến tình trạng nứt da, nứt các đầu ngón tay, ngón chân. Có thể đóng vảy rỉ dịch, rỉ máu, tình trạng này càng nặng hơn khi trẻ tắm tiếp xúc với xà phòng, hoặc nước quá nóng và tắm lâu.

Dấu hiệu bé 2 tuổi bị á sừng khô nứt ở tay
Bé 2 tuổi bị á sừng khô nứt ở tay

Sẽ khiến cho da trẻ bị căng và nứt toác máu nghiêm trọng đây là dấu hiệu đặc trưng của bệnh á sừng ở trẻ em

– Xuất hiện mụn nước, mụn ẩn dưới da: Ở một số trẻ xuất hiện các đốm trắng, nhưng không biểu hiện lên trên thượng bì, những đốm trắng này gọi là mụn ẩn, gây ngứa khó chịu, gãi không hết.

Mụn nước trên da là những mụn li ti xuất hiện nhô trên thượng bì, từng đám như một ổ bệnh tổ đỉa, các mụn này gây ngứa da khiến trẻ dụi, gãi làm mụn vỡ ra, khiến bệnh lây lan nhanh chóng.

Đây là một trong những biểu hiện về bệnh ngứa da ở trẻ em cần được điều trị triệt để và nhanh chóng.

Nguyên nhân gây bệnh bệnh á sừng ở trẻ sơ sinh

Nguyên nhân á sừng ở trẻ em vẫn còn chưa xác định hoàn toàn chính xác, nhưng một số nguyên nhân dưới đây không thể bỏ qua đó là:

Nguyên nhân chân bé bị á sừng bong tróc da

Á sừng do di truyền

Trẻ bị á sừng  nếu cha mẹ, ông bà tổ tiên của chúng có tiền sử mắc những bệnh về da như: khô da, eczema, viêm mũi dị ứng,… cũng có thể di truyền lại cho trẻ.

Trẻ bị á sừng do cơ địa

 Á sừng do cơ địa còn được gọi với cái tên khác như viêm da tiếp xúc, tức là khi hệ miễn dịch của trẻ bị yếu thì khi trẻ vui và tiếp xúc với các đồ vật dễ gây dị ứng thì bệnh á sừng sẽ xuất hiện hoặc bị tái phát nếu tiền sử bệnh đã có.

Các chất tiếp xúc gây dị ứng có thể gây á sừng cho trẻ gồm: Phấn hoa, phấn rôm, nịt bụng, qua dép, cổ áo, đồ vật bị mốc, lông động vật (như chó, mèo,…), xà bông, chất tẩy rửa,….

Bé bị á sừng do thời tiết

– Á sừng có thể xuất hiện vào lúc giao mùa, thay đổi thời tiết đột ngột, nóng quá hay lạnh quá sẽ làm các triệu chứng này xuất hiện nhiều hơn.

– Đặc biệt vào thời tiết hanh khô, độ ẩm thấp những cơn đau rát, ngứa là những nguyên nhân chính.

Á sừng do thực phẩm

– Thực phẩm cũng là một tác nhân gây ra bệnh á sừng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, tuy nó không phải là tác nhân gây trực tiếp gây ra bệnh nhưng cũng không thể bỏ qua chúng.

– Các thực phẩm như tôm, cua, cá biển, trứng, thịt bò có thể sẽ làm chúng ngứa kèm theo đó là dị ứng đỏ, sẽ gây cho bệnh càng nặng thêm.

Hãy cho trẻ ăn rau hoặc mẹ cho con bú ăn rau nhiều hơn, và hạn chế ăn các thực phẩm chứa chất gây dị ứng trên.

– Tăng cường các thực phẩm giàu vitamin A, D, B, E và những khoáng chất bổ sung sức đề kháng cho trẻ.

Bé bị bệnh á sừng do thiếu vệ sinh

Trẻ em trong môi trường khám phá thế giới xung quanh thì cha mẹ không thể kiểm soát được việc đó, nhưng việc vệ sinh cho trẻ thì cần phải thực hiện đúng cách.

– Cần phải vệ sinh sạch sẽ các nếp nhăn ở trước khuỷu tay, cổ, nách, các kẽ ngón tay chân, các kẽ móng tay chân cho kỹ, bởi tại đó là nơi lưu trú của vi khuẩn có thể gây bệnh á sừng và nhiều bệnh khác.

Bé 2 tuổi bị á sừng ở tay do thiếu vệ sinh
Bé 2 tuổi bị á sừng ở tay do thiếu vệ sinh

– Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác dẫn đến á sừng ở trẻ em như: Vào mùa đông rửa tay sau đó hơ khô bằng lửa hoặc bằng quạt gió dẫn đến khô da, đeo bao tay bao chân kín mít không thấm hút mồ hôi, đi chân trần nhiều.

Triệu chứng thường gặp khi trẻ bị á sừng

– Cảm thấy khô ráp (có thể ngứa) ở lòng bàn tay, bàn chân, các đầu ngón, gót chân và các cạnh bàn chân, có tình trạng bong tróc da thông thường ở trẻ sơ sinh bị á sừng.

– Có thể có mụn nhỏ li ti hoặc các đốm trắng ẩn sâu dưới những lớp sừng, gây ngứa, khó chịu.

– Trẻ có thể bị bong tróc vảy, da, nứt da theo đường vân hoặc từng mảng nhỏ, bị nứt nhiều khiến những vết thương rỉ máu tươi thường xuất hiện khi bé 2 tuổi bị á sừng.

– Có thể có triệu chứng như xuất hiện mủ trắng đục, có thể là một mụn cứng sau đó khô quạnh lại và lõm xuống.

Hình ảnh á sừng ở trẻ tại các ngón chân

Những phương pháp điều trị bệnh á sừng ở trẻ em có thể tham khảo ngay

Bệnh á sừng ở trẻ em có thể đến bất cứ lúc nào, bởi làn da non nớt của chúng còn đang yếu sức đề kháng chưa hoàn thiện cần có liệu pháp chữa trị đúng cách. Nếu không sẽ dẫn đến tình trạng bệnh ngày một nặng thêm, vì vậy cần phải theo nguyên tắc điều trị đặc biệt.

Điều trị bệnh á sừng ở trẻ em như thế nào

Điều trị bệnh á sừng cho bé tại nhà làm giảm da khô bong tróc

Dưới đây là những phương pháp điều trị á sừng cho trẻ tại nhà các phụ huynh tham khảo và hỏi ý kiến chuyên gia xem có thích hợp để sử dụng.

Trị á sừng cho trẻ bằng dầu dừa

Cách làm:

Vệ sinh sạch sẽ các vùng da bị tổn thương do á sừng gây ra cho trẻ, nhỏ vài giọt dầu dừa vào những vết thương đó xoa đều chừng 10 phút.

Công dụng:

– Da hết khô, mềm hơn, dưỡng ẩm tốt

Trị bệnh á sừng ở trẻ em tại nhà bằng dầu dừa
Trị bệnh á sừng ở trẻ em tại nhà bằng dầu dừa

Lưu ý: Thoa vài lần nếu trẻ mẫn cảm thì ngừng ngay, khi thoa dưỡng ẩm đảm bảo không có bụi bám vào dễ gây nhiễm trùng ở những vết xước.

Bài thuốc trị á sừng bằng trầu không cho trẻ

Cách làm:

– Trầu không 1 nắm đem rửa sạch, cho vào chậu nước muối loãng ngâm chừng 10-15 phút rồi vớt ra để ráo.

– Vò nát cho vào nồi với 1,5 lít nước đun sôi 15 phút, tắt bếp để nước còn ấm rồi tắm cho trẻ, hoặc có thể pha với lượng nước mát.

Công dụng:

– Sát khuẩn kháng khuẩn ngay tại các vết nứt nẻ, bảo vệ da.

Lưu ý: hãy cân nhắc khi dùng lá trầu không vì có thể sẽ làm khô da bé, đặc biệt ở những trẻ có làn da khô.

Chữa á sừng cho trẻ em bằng mật ong nguyên chất

Cách làm:

– Vào mỗi tối trước khi trẻ đi ngủ nên bôi với lượng mật ong nguyên chất vào những tổn thương á sừng gây ra.

– Bôi nhẹ nhàng như mát xa cho trẻ vậy (khoảng 10 phút).

– Sáng thì vệ sinh sạch cho da bé bằng nước ấm (dùng khăn mềm lau nhẹ).

Công dụng

– Giữ ẩm và kháng viêm tốt

Lưu ý: Mật ong có thể dẫn kiến, côn trùng đến và có thể bám bụi dễ nhiễm khuẩn.

Lá lốt trị bệnh á sừng trẻ em

Cách làm:

– Cũng giống như cách làm đối với lá trầu không ở trên

Công dụng

– Chống bong tróc da, chống nứt nẻ, kháng viêm tốt.

Trị bệnh á sừng trẻ em bằng lá chè xanh

 Cách làm

– Chè xanh 1 nắm rửa sạch, cho vào nồi với 1,5 lít nước đun còn 1 lít, cho vào vài hạt muối để ấm, hoặc có thể pha với lượng nước mát vừa đủ và rửa cho trẻ.

– Cho trẻ vào chậu vừa ngâm vừa rửa nhẹ nhàng, nhưng không được ngâm quá lâu (không quá 10 phút).

Công dụng

– Kháng khuẩn, kháng viêm, chống nứt nẻ, bong tróc da.

Lưu ý: Có thể làm khô da trẻ, đặc biệt ở những trẻ có thể da khô.

Cây vòi voi chữa bệnh á sừng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Cách làm:

– Lá vòi voi 1 nắm với 1 nhúm muối hạt đem giã nát.

– Đắp lên các tổn thương á sừng, dùng gạc băng lại để qua đêm.

Công dụng

– Kháng viêm, giảm ngứa hiệu quả.

Cây vòi voi chữa trị bệnh á sừng cho trẻ
Cây vòi voi chữa trị bệnh á sừng cho trẻ

Lưu ý chung về các cách điều trị á sừng cho trẻ tại nhà:

– Những cách điều trị tại nhà theo đông y lành tính, có hiệu quả tương đối, giảm rõ rệt, nhưng phải kiên trì.

– Tuy vậy những phương pháp này chỉ hỗ trợ điều trị cho những trẻ bị á sừng nhẹ, còn đối với trường hợp bé bị á sừng nặng thì cần có phác đồ điều trị riêng, tuy cơ địa thể tạng của từng bé.

Chữa bệnh á sừng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bằng thuốc tây

– Đối với thuốc tây thì các bạn không nên tự ý mua thuốc về bôi cho con, tránh tình trạng thuốc có can thiệp bởi corticoid cực mạnh làm cho bệnh khó kiểm soát hơn.

– Nên đưa trẻ đến bệnh viện để bác sĩ thăm khám kịp và cho thuốc phù hợp với tình trạng bệnh nặng nhẹ á sừng của từng bé.

Lưu ý: Khi sử dụng thuốc tây nếu tình trạng tái đi tái lại tới lần 3 thì ngưng không sử dụng thuốc bôi đó nữa, bởi có thể mỗi lần tiếp theo bệnh tái phát sẽ càng nặng và khó kiểm soát hơn.

Những điều cần tránh khi trị bệnh á sừng cho trẻ

Trẻ sơ sinh bị đỏ rát do á sừng cần tránh tự ý dùng thuốc
Trẻ sơ sinh bị đỏ rát do á sừng

– Không tự ý điều trị tại nhà mà biết biết rõ nguyên nhân của bệnh.

– Không tự ý mua thuốc bôi, thuốc uống mà chưa có sự tư vấn của các chuyên gia chuyên môn.

– Khi sử dụng thuốc tránh làm dụng vì có thể gây biến chứng bệnh

– Không kết hợp sử dụng nhiều cách trị trong cùng một thời gian điều trị, có thể gây cho trẻ nhiễm độc thuốc.

– Cần chú ý hướng dẫn sử dụng khi dùng thuốc chữa á sừng ở trẻ em

– Cần phải biết cách chăm sóc bé

Bệnh á sừng ở trẻ em có lây không? Có nguy hiểm không?

– Bệnh á sừng ở trẻ em có thể lây lan trên cơ thể của trẻ mắc phải, nhưng những nghiên cứu và thí nghiệm cho thấy chúng không lây lan từ đứa trẻ này sang đứa trẻ khác.

– Tuy bệnh á sừng ở trẻ em không gây nguy hiểm trực tiếp đến bệnh nhân nhưng, chúng có thể gây nguy hiểm như: làm chậm phát triển trí não, trầm cảm, ngứa da bội nhiễm da.

– Khi không điều trị kịp thời hoặc điều trị không đúng cách dẫn đến bệnh lây lan rộng ra gây bội nhiễm á sừng nặng hơn. Khiến trẻ khóc nhiều, sức đề kháng yếu đi, biếng ăn, còi xương

Cách chăm sóc và phòng ngừa trẻ em bị á sừng

– Tắm cho trẻ đúng cách, đúng tư thế.

– Không tắm nước quá ấm trong thời gian dài (quá 10 phút) sẽ làm khô da, nhăn da bé.

– Tắm cho bé bằng các xà bông ít bọt, hoặc không, có tính thảo dược tự nhiên sẽ tốt nhất.

– Dưỡng ẩm da cho bé

– Không tắm nước muối cho trẻ vì nước muối sẽ khiến da trẻ bị khô nhanh chóng.

– Không để trẻ vui chơi ở những nơi có nhiều bụi bám, vi khuẩn.

–  Nếu trẻ ngứa cha mẹ hãy nên cắt móng tay cho chúng.

– Nên cho trẻ ăn nhiều thực phẩm chứa chất xơ và các vitamin A,E, omega-3,… hạn chế cho trẻ ăn các thực phẩm giàu đạm.

– Tạo độ ẩm trong phòng khi sử dụng máy lạnh, hoặc vào mùa đông.

– Cho trẻ bú hoặc uống nước nhiều trong mỗi ngày.

Trên đây là bài chia sẻ về bệnh á sừng và các cách trị liệu mong rằng các phụ huynh có thêm kiến thức và có được biện pháp điều trị phù hợp cho con trẻ.

Rate this post