Bệnh gout – các giai đoạn và nguyên nhân của bệnh gout.

Bệnh gout là một dạng bệnh viêm khớp xuất hiện ở một vài người có hàm lượng acid uric trong máu quá cao. Hàm lượng acid uric trong cơ thể người bệnh quá cao tạo nên các tinh thể muối Urat bám quanh các khớp xương, làm cho các khớp này bị sưng tấy đỏ, đau nhức, nóng rát.

Bệnh gout là 1 dạng viêm khớp
Bệnh gout là 1 dạng viêm khớp

Các giai đoạn của bệnh gout

Các giai đoạn phát triển của bệnh gout
Các giai đoạn phát triển của bệnh gout

Asymptomatic hyperuricemia (chứng tăng acid uric trong máu)

Là giai đoạn xảy ra trước khi xuất hiện cơn đau gout đầu tiên. Không có dấu hiệu biểu hiện ra ngoài.

Nhưng nồng độ acid uric trong máu cao làm cho xuất hiện tinh thể muối urat quanh khớp.

Gout cấp tính, hoặc cơn đau gout

Bệnh gout xuất hiện bởi một tác động làm tăng hàm lượng acid uric trong máu đột ngột (chẳng hạn như một bữa nhậu suốt đêm) hoặc các tinh thể urat bám vào các khớp đã đủ lớn để gây ra cơn đau.

Các cơn đau thường xảy ra vào ban đêm và tăng dần trong 8 đến 12 giờ tiếp theo. Những cơn đau khớp sẽ giảm dần trong vòng 1 tuần hay 10 ngày sau đó.

Một vài người sau khi trải qua cơn đau gout đầu tiên lại không bị đau gout lần 2 trong cả cuộc đời. Tuy nhiên, có khoảng 60% tình trạng bị đau gout lần 2 trong vòng 1 năm kể từ khi cơn đau gout đầu tiên xuất hiện.

Theo thống kê, khoảng 84% bệnh nhân có cơn đau gout lần 2 trong vòng 3 năm kể từ lần đau đầu tiên.

Interval gout

Là khoảng thời gian giữa 2 cơn đau gout. Dù rằng bạn không bị đau vì gout, nó vẫn không có nghĩa là bạn đã hoàn toàn thoát khỏi được bệnh gout.

Và những cơn đau khớp mức độ nhẹ vẫn có khả năng làm khớp bị tổn thương. Đây là khoảng thời gian để bạn chữa trị bệnh gout – bằng cách thay đổi cách sống không lành mạnh trước đây và sử dụng thuốc theo liều của bác sĩ.

Với cách làm này, bạn có thể ngăn ngừa được cơn đau gout lần 2 và cả bệnh gout mãn tính.

Gout mãn tính

Căn bệnh này phát triển ở những người có nồng độ acid uric luôn cao trong nhiều năm. Các cơn đau trở nên thường xuyên hơn và không dễ giảm dần như lúc trước.

Việc bị tổn thương khớp hoàn toàn có thể xảy ra và có thể dẫn đến việc mất khả năng hoạt động tay hoặc chân. Ở giai đoạn này, quản lý lại lối sống và điều trị thuốc men chỉ để ngăn ngừa các cơn đau gout tái diễn.

Đối tượng mắc bệnh gout

Theo thống kê, ở Mỹ, có khoảng 4% người trưởng thành mắc bệnh gout. Nghĩa là có khoảng 6 triệu đàn ông và 2 triệu phụ nữ bị mắc phải bệnh gout.

Bệnh gout thường xuất hiện ở các đối tượng người uống nhiều rượu bia, tuổi trung niên, đặc biệt những người hay ăn đồ ăn giàu chất đạm, hải sản, thủy sản,….

Nguyên nhân bệnh gout

Nguyên nhân gây ra bệnh gout
Nguyên nhân gây ra bệnh gout

Di truyền:

Nếu trong gia đình bạn có người mắc bệnh gout, khả năng bạn cũng mắc bệnh gout cũng tăng cao.

Vấn đề khác về sức khỏe:

Hàm lượng cholesterol cao, cao huyết áp, tiểu đường và bệnh tim mạch sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout.

Thuốc:

Thuốc lợi tiểu hoặc những “water pills” được dùng cho những bệnh nhân cao huyết áp có thể làm tăng hàm lượng acid uric trong máu. Một số loại thuốc cũng có khả năng làm ức chế hệ miễn dịch do bệnh viêm khớp thấp hoặc bệnh vẩy nến, cũng như là những người cấy ghép nội tạng.

Giới tính và lứa tuổi:

Nam giới thường bị mắc phải gout nhiều hơn. Tuy nhiên, những phụ nữ sau 60 tuổi cũng có khả năng cao mắc bệnh gout. Giới khoa học cho rằng estrogen tự nhiên đã bảo vệ được phụ nữ khỏi bệnh gout cho tới khi mãn kinh.

Chế độ ăn uống:

Ăn nhiều thịt đỏ và động vật có vỏ như cua, sò,… cũng làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh gout.

Rượu, bia:

Hầu hết mọi nghiên cứu cho rằng, những người uống hơn 2 ly bia mỗi ngày sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout.

Nước uống có ga:

Đường fructose đã được chứng minh rằng có khả năng làm tăng nguy cơ mắc gout.

Bệnh béo phì:

Những người béo phì có nguy cơ mắc bệnh gout cao hơn. Và họ có xu hướng phát bệnh ở khoảng tuổi nhỏ hơn so với những người không béo phì.

Trải qua phẫu thuật:

Những bệnh nhân từng trải qua những cuộc phẫu thuật liên quan tới dạ dày cũng có khả năng mắc bệnh gout cao.

Rate this post