Bệnh giang mai lây truyền qua đường nào? cách phòng tránh

Bệnh giang mai là bệnh xã hội nguy hiểm nếu không chữa trị kịp thời có thể gây ra hàng loạt tổn thương ở cơ thể người thậm chí là trung ương thần kinh ở đại  não. Vì vậy hiểu được cơ chế lây truyền của bệnh cũng chính là bảo vệ sức khỏe của mình và những người thân xung quanh.

Sự phát triển của bệnh giang mai?

– Bệnh giang được gây ra bởi xoắn khuẩn nhạt có tên khoa học là Treponema pallidum, thích cư trú tại những nơi nóng ẩm, tuy nhiên khi ra ngoài môi trường bên ngoài thời gian tồn tại không quá vài tiếng đồng hồ.

– Bệnh giang mai có thể tiến triển rầm rộ tấn công trên khắp các bộ phận cơ quan của cơ thể người cả bên trong lẫn bên ngoài nhưng cũng có thể phát triển một cách âm thầm.

– Bệnh giang mai nếu không được xử lý kịp thời có thể gây ra viêm loét cơ quan sinh dục ngoài, phát ban,…. Ngoài ra, bệnh còn gây đau nhức khớp xương thậm chí ảnh hưởng tới các cơ quan nội tạng, mắt và não bộ của người bệnh.

Bệnh giang mai lây truyền qua con đường nào?

Rất nhiều người vì có hiểu biết mơ hồ hoặc không đầy đủ về con đường lây nhiễm bệnh giang mai mà bị nhiễm khuẩn giang mai lúc nào mà không hay biết và khi phát hiện bệnh thì đã bỏ lỡ mất thời gian điều trị bệnh tốt nhất.

Lây qua Quan hệ tình dục:

Con đường tình dục là con đường ngắn và nhanh nhất để xoắn khuẩn giang mai lây truyền trong cộng đồng. Như chúng ta đã biết, phần da và niêm mạc ở bộ phần này khá mỏng vì thế khi có vận động ma sát sẽ gây ra tổn thương, đây chính là điều đủ để xoắn khuẩn tấn công và gây bệnh cho đối phương.

Cũng theo nghiên cứu, dù bạn có quan hệ tình dục an toàn hoặc quan hệ chỉ 1 lần với người mắc bệnh thì tỉ lệ mắc xoắn khuẩn nhạt vẫn lên đến hơn 80%.

Lây truyền qua con đường truyền máu:

Hình thức lây truyền này có thể sánh ngang với căn bệnh thế kỷ HIV, người bình thường sử dụng bất kỳ hình thức như tiêm, chích, truyền máu với bị bệnh đều có khả năng lây nhiễm bệnh giang mai.

– Lây truyền từ mẹ sang con: 

Người mẹ mắc xoắn khuẩn giang mai nếu không xử lý kịp thời, xoắn khuẩn nhạt có thể thông qua hệ thống tuần hoàn máu và nhau thai xâm nhập vào cơ thể thai nhi.

Nếu xoắn khuẩn xâm nhập ồ ạt, người mẹ có thể bị sảy thai, nếu đẻ thường thì vẫn giữ được tính mạng cho trẻ nhưng chỉ sau một thời gian trẻ có biểu hiện bị sưng mọng nước ở bàn chân và tay, chảy dịch kèm theo máu hoặc viêm xương và sụn gây liệt.

– Lây nhiễm qua tiếp xúc với xoắn khuẩn:

Bạn có hệ miễn dịch kém nhưng lại thường xuyên có tiếp xúc với đồ dùng cá nhân của người bệnh như quần áo, khăn mặt, bồn vệ sinh, bàn chải đánh răng, chăn màn…thì bạn nên cẩn thận bởi dịch thể chứa xoắn khuẩn giang mai có thể bị lẫn trong các dụng cụ đó, và nguy cơ lây nhiễm càng cao nếu cơ thể bạn đang có vết thương hở.

Trên đây là những con đường lây lan của bệnh giang mai mà các bạn phải biết để phòng tránh chúng một cách hiệu quả.

Rate this post