7 Cách giảm đau trĩ nhanh chóng hiệu quả bạn cần biết

Để có cách giảm đau trĩ hiệu quả người bệnh cần lưu ý những gì bác sĩ dặn và một số phương pháp giảm đau mà chúng tôi giới thiệu dưới đây giảm thiểu các cơn đau của trĩ gây ra.

Bệnh trĩ là bệnh phổ biến mà nhiều người mắc phải gây đau đớn, khó chịu ảnh hưởng đến tâm lý và sức khỏe của người bệnh. Người bệnh luôn phải đối mặt với cảm giác đau đớn ở hậu môn hàng ngày.

Bài viết sau chúng tôi xin chia sẻ một số mẹo giảm đau trĩ mà bạn cần biết.

1. Ngâm trĩ vào nước ấm có pha muối loãng

Khi bị đau trĩ ngâm nước muối ấm trong 15 phút mỗi ngày sẽ làm dịu cảm giác đau trĩ. Sau khi ngâm xong bạn nên dùng khăn bông mềm để lau khô hậu môn.

Có tác dụng giảm đau, giảm các triệu chứng sưng viêm, sát trùng tổn thương, cầm máu, làm vết thương mau lành, tăng lượng máu lưu thông đến hậu môn.

2. Cách giảm đau trĩ bằng cách chườm đá lạnh lên búi trĩ

Dùng đá bọc trong một túi nilon sạch hoặc băng gạc lạnh chườm vào hậu môn 3 lần/ ngày, mỗi lần 10 phút sẽ có tác dụng giảm đau trĩ.

3. Sử dụng các loại thuốc giảm đau cho bệnh trĩ

Các loại thuốc điều trị tại chỗ như thuốc mỡ bôi ngoài có tác dụng giảm đau nhanh, giảm sưng viêm, diệt khuẩn, làm co búi trĩ. Cách giảm đau trĩ này nên tham khảo tư vấn của bác sĩ khi sử dụng thuốc.

4. Ăn uống đúng cách để giảm đau trĩ

Việc thay đổi các thói quen ăn uống rất quan trọng trong quá trình điều trị bệnh trĩ. Người bệnh nên ăn các loại rau quả tươi, các loại ngũ cốc nguyên hạt có chứa nhiều chất xơ và vitamin giúp nhuận tràng, hỗ trợ tiêu hóa, phòng chống táo bón để hạn chế các áp lực lên hậu môn.

Uống nhiều nước giúp cho tiêu hóa dễ dàng, làm phân mềm, không bị táo bón.

Không nên ăn các loại thực phẩm cay nóng, thực phẩm chứa nhiều chất béo, các thức ăn quá mặn nhiều muối. Không sử dụng rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích.

Cách giảm đau trĩ này kiên trì được thì có thể kiềm chế được trĩ hoặc thậm chí là trị dứt điểm được trĩ.

5. Lao động vừa phải phòng trĩ nặng làm đau hơn

Người bệnh trĩ không nên làm các công việc nặng nhọc, không khiêng vác các vật nặng vì sẽ tạo áp lực lên hậu môn làm các tĩnh mạch trở nên căng phồng, tăng áp lực hệ tuần hoàn khiến các búi trĩ sa ra ngoài và gây đau đớn hơn.

Vì vậy, người bệnh nên chú ý lao động vừa phải, có thời gian nghỉ ngơi và làm việc hợp lý để hỗ trợ điều trị bệnh tốt nhất.

6. Tạo thói quen sinh hoạt và vận động khoa học

Không nên ngồi hoặc đứng quá lâu một chỗ sẽ làm gia tăng áp lực lên thành mạch khiến cho bệnh trĩ nặng hơn. Nếu công việc phải ngồi nhiều thì sau mỗi tiếng bạn nên đi lại vài phút.

Tăng cường vận động bằng các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội để giảm áp lực lên hậu môn, tăng tuần hoàn máu đến khoang xương chậu và khu vực hậu môn.

Tạo thói quen đi đại tiện mỗi ngày một lần vào một giờ nhất định và mỗi lần đại tiện không quá 10 phút.

Vệ sinh hậu môn sạch sẽ hậu môn bằng nước ấm nhất là sau mỗi lần đại tiện.

7. Áp dụng cách chữa bệnh dân gian để giảm đau và trị dứt điểm

Sử dụng các bài thuốc xông hậu môn hiệu quả như dùng rau diếp cá nấu lên lấy nước để xông, ngâm, rửa hậu môn còn bã thì đắp vào búi trĩ để giảm các triệu chứng của bệnh trĩ.

Trên đây là các chia sẻ về cách giảm đau trĩ, mong rằng sẽ giúp cho các bệnh nhân trĩ giảm được các triệu chứng đau đớn do bệnh trĩ gây ra. Các cách trên chỉ có tác dụng giảm đau tạm thời và hỗ trợ điều trị bệnh trĩ.

Khi có các dấu hiệu trĩ bạn nên đến các sơ sở y tế để được thăm khám và điều trị triệt để thoát khỏi nỗi ám ảnh đau đớn của căn bệnh này

Rate this post