Vì sao khí công dưỡng sinh có tác dụng phòng bệnh?

Nói đến Thái cực quyền (TCQ) là nói đến dưỡng sinh trường sinh bất bệnh. TCQ ra đời ở Trung Quốc từ hàng trăm năm nay và đã chứng nghiệm được tác dụng bảo vệ sức khỏe, phòng chống bệnh tật và kéo dài tuổi thọ.

Xin giới thiệu thế cơ bản nhất khi tập Thái cực quyền:

Xin giới thiệu thế đầu tiên của TCQ, đó là thế khởi thúc đơn giản nhất mà khi luyện TCQ ai ai cũng phải biết.

Mới nhìn qua, thế khởi thức có vẻ bình thường và không mấy ai hiểu rõ sự lợi hại của nó. Thật ra, nếu phân tích kỹ theo vận khí luận thuyết kinh mạch Trung Quốc, thế khởi thức là một thế vận khí thực sự theo vòng Đại chu thiên, điều hoà âm dương, hấp thụ tinh hoa thiên khí, địa khí của đại vũ trụ vào cơ thể chúng ta một cách mãnh liệt nhất; từ đố hiệu quả dưỡng sinh sẽ được phát huy toàn vẹn.

Nguyên lý:

– Động tác nhẹ nhàng như kéo tơ, đầu óc thanh thản không tạp niệm, tập trung ý vào động tác và hơi thở, vỏ não được yên nghỉ, được bảo vệ.

– Thả lỏng cơ bắp tối đa để. tâm ý, khí hình hợp nhất, tức là tâm tới thì ý tới, ý tới thì khí huyết tới, khí huyết tới thì bệnh tật sẽ tiêu tan.

– Yêu cầu cao nhất là phải nhập tĩnh, an định thân tâm để có được ý tới đâu thì khí tới đó, sẽ có sự chuyển động không ngừng bên trong. Chân khí bên trong cơ thể được thông suốt không bị tắc nghẽn, ứ đọng.

– TCQ sẽ làm cho sự ứ đọng trở nên thông suốt, ách tắc bị tan rã, chỗ bị trì trệ hoặc tê liệt sẽ dần dần hoạt động trở lại, sự co cứng sẽ trở nên mềm mại.

Tư tưởng tán loạn trở nền yên tĩnh, mọi stress được đẩy lùi và sự thanh thản, thoải mái, khoan thai sẽ đến.

Sự vận khí:

Thật vô ích nếu ta cứ đi tìm sự vận khí chuyên biệt của mỗi thức trong TCQ như các bài khí công khác, vì toàn bộ các thức TCQ đều được vận khí theo tính chất toàn thể, có nghĩa là dù bất cứ thức nào thì khí cũng được vận hành không chuyên biệt cho một kinh, một huyệt nào – mà là khai mở tất cả kỳ kinh bát mạch khắp cơ thể theo vòng tiểu chu thiên (nhâm đốc) và đại chu thiên (12 kinh và 8 đại mạch), chỗ nào tắc thì sẽ được khai mở và kết quả là lành bệnh ở đó;

Đây là điểm khác biệt của TCQ so với các bài khí công khác. Luyện TCQ là luyện tổng thể, thúc này đến thức khác xuyên suốt, tạo nên một vòng khép kín nên có tác dụng phòng và chữa bệnh hiệu quả nhất.

Trở lại sự vận khí của thế khởi thức TCQ, ta thấy nó cũng theo nguyên tắc toàn thể như bao thức khác trong bài TCQ, có nghĩa là vẫn theo vòng đại chu thiên và tiểu chu thiên rõ rệt nhất. Dưới đây là phần phân tích từng động tác của thể thức này:

Hô hấp:

– Thở thuận sổ túc bằng mũi chậm rãi, nhẹ nhàng, sâu dài, trầm khí đan điền (là điểm cách rốn khoảng 3cm); Thời gian hít vào bằng thời gian thở ra, tất cả đều thở bằng mũi; Hít vào bụng phình, lưỡi đặt trên vòm họng; Thở ra bụng thóp lại, lưỡi trở về vị trí bình thường.

– Không quán tưởng bất cứ một điều gì khác. Chỉ cần thả lỏng tối đa, không tạp niệm chỉ chú ý đến hơi thở ra vô theo với ý đang dẫn động tác thì khí sẽ tự động được vận hành.

Kỹ thuật:

– Đứng nghiêm, 2 tay buông thõng xuôi theo 2 bên đùi, lòng 2 bàn tay úp vào 2 đùi 

– Nhấc bàn chân trái lên ngang mắt cá chân phải, bước chân trái qua bên trái một khoảng lồng 1 vai rưỡi thì hít vào, chân trái hạ xuống đất, trọng tâm cân bằng ở giữa 2 chân, thở ra, 2 tay vẫn buông xuôi 2 bên đùi

– 2 tay không gồng, thư giãn tối đa, 2 bàn tay rũ xuống, đưa lên trước mặt ngang với tầm vai, khoảng cách 2 tay bằng khoảng cách 2 vai: hít vào.

– Bắt đầu chùn 2 chân xuống vừa phải, hai tay hạ xuống 2 bên hông ở thắt lưng, 2 bàn tay úp song song với mặt đất, cánh tay và cẳng tay hơi cong khoảng 10 độ, 2 tay đưa xuống cùng lúc với chân chùn, thở ra thật thong thả và chậm rãi.

Chú ý khi hạ 2 tay xuống thì hạ theo đường vòng cung theo nguyên lý vòng tròn của TCQ. Tức là hạ 2 tay từ từ đưa vào trong người, rồi từ từ hạ xuống.

Sau đó tiếp tục đứng lên, cùng lúc đưa 2 tay lên rồi chùn xuống, hạ 2 tay xuống như trên, tất cả đều chậm rãi, thư thái theo sự hít thở ra vô.

Phân tích con đường vận khí

Vòng đại chu thiên:

– Động tác đưa 2 tay lên cùng với hít vào: Dẫn khí theo vòng kinh âm, là 3 túc âm kinh (tỳ, thận, can) từ những huyệt đạo đầu các ngón chân chạy qua gót chân và mắt cá trong, theo mặt trong chân lên đến bẹn và theo 2 đường giữa bụng lên đến ngực. Từ đây toả ra 2 nách theo 3 tủ âm kinh (phế, tâm, tâm bào lạc) dọc theo mặt trong của 2 tay ra đến tận huyệt đầu các ngón tay.

– Động tác hạ 2 tay xuống cùng với thở ra: Dẫn khí theo vòng kinh dương là 3 thủ dương kinh (tiểu trường, đại trường, tam tiêu) từ các huyệt đầu các ngón tay theo mặt ngoài của tay lên mặt.

Từ đây theo vòng kinh dương là 3 túc dương kinh (bàng quang, vị, đởm) lên đầu, vòng ra sau lưng theo hướng đốc mạch đi xuống dọc theo sống lưng và toả ra 2 mặt bên ngoài 2 chân, đến gót chân và ra 2 bàn chân ở các huyệt của ngón chân.

– Động tác chùn xuống của 2 chân: Có tác dụng dương giáng, tức là giúp khí đi lên theo vòng kinh dương ờ tay và chân ở mặt sau thân.

– Động tác đứng thẳng lên của 2 chân: có tác dụng âm thăng,tức là giúp cho khí đi lên theo vòng kinh âm ở chân và tay.

Vòng tiểu chu thiên:

– Động tác đưa 2 tay lên và trầm khí đan điền: Khí sẽ từ huyệt thừa tương ở cằm theo mạch nhâm đi xuống đến hậu môn.

– Động tác hạ 2 tay xuống: Khí sẽ từ hậu môn qua trường cường (xương cùng của cột sống) và đi lên theo mạch đốc sau lung lên huyệt bách hội giữa đỉnh đầu và xuống huyệt ngân giao của vòm họng trên.

Công dụng:

– Khai thông kinh mạch, phục hồi và tạo nguyên khí cho cơ thể.

– Trị các bệnh mãn tính nếu có, trên các kinh mà khí được vận hành đi qua.

– Cân bằng âm dương nhâm đốc: Các bệnh do mất cân bằng âm dương như rối loạn thần kinh, phòng chống cao huyết áp V V…

Tóm lại, chỉ với một thế khởi thút đầu tiên của thái cực quyền, mà đã khai thông được vòng tiểu chu thiên và đại chu thiên theo một vòng kín tuyệt vời.

Khí tới đâu là khai thông kinh mạch tới đó; Trên đường đi nơi nào bế tắc sẽ được mở ra, triệt tiêu bệnh tật nơi đó hoặc lấy khai thông và thông suốt làm tiền đề cho sự phòng bệnh sau này.

Thật vậy, mỗi buổi sáng ở công viên, các cụ cao tuổi thường tập nhiều lần thể thức nhẹ nhàng này, cứ tưởng là vồ bổ nhưng thật ra lợi hại vô cùng, cố tác dụng khai thông kinh mạch, thông kinh tiếp khí cho cơ thể rất mãnh liệt.

Thế khởi thức này còn dùng để phá tan sự tắc khí thường xảy ra sau khi ta tập một bài khí công công công nào đó thuộc cương (có vận gân, gồng tay chân). Sau khi luyện một bài khí công thuộc cương, ta dùng khí này tựa để súc ống cho thông. Nếu không sẽ bị tắc khí nguy hiểm. Nên dùng thế này để kết thúc sau một buổi luyện khí công là hay nhất.

Số lần tập:

– Nếu chỉ luyện một thế thôi thì nên luyện càng nhiều lần càng tốt. Trung bình từ 30 đến 40 lần hoặc hơn.

– Vì thế khỏi thúc đầu của TCQ đơn giản và ít mất thời gian nền nếu quá bận rộn, mỗi buổi sáng chỉ luyện thế này cũng có thể giúp cơ thể có đủ năng lực làm việc suốt ngày.

Xem thêm
Hư tĩnh công

Rate this post