
Làm thế nào để có phương pháp phòng bệnh ung thư dạ dày dúng đắn và hợp lý trong sinh hoạt của bạn.
Ung thư dạ dày là một bệnh lý phức tạp, cho đến nay vẫn chưa có cách điều trị hiệu quả, tỷ lệ sống thêm được 5 năm sau khi có chẩn đoán mắc bệnh là dưới 10%.
Do đó, các biện pháp phòng bệnh ung thư dạ dày cần đặc biệt chú trọng, nhất là trong ăn uống và sinh hoạt.

Đặc biệt đối với những người có tiền sử viêm loét dạ dày, Hp dạ dày, viêm dạ dày,….
Dưới đây là một số biện pháp phòng ung thư dạ dày hiệu quả sẻ được chia sẻ cho mọi người tham khảo và áp dụng chúng một cách triệt để để giảm tối thiểu bệnh ung thư dạ dày.
Phòng bệnh ung thư dạ dày
Để tránh xa nguy cơ mắc ung thư dạ dày mọi người cần thực hiện tốt các lưu ý sau đây:
Phòng bệnh ung thư dạ dày trong ăn uống:

Không ăn những thực phẩm đã bị hư hỏng nấm mốc như: lạc mốc, ngô mốc, gạo mốc… Bởi vì những loại mốc từ ngũ cốc có chữa khuẩn men vàng có thể gây ra ung thư dạ dày.
Không ăn dầu mỡ chiên rán nhiều lần, bởi vì có chứa chất benzen có khả năng gây ung thư dạ dày cao
Không uống quá nhiều rượu vang, rượu nho. Tuy rằng chất có trong rượu và vỏ nho có thể làm ức chế tác nhân gây ung thư, nhưng nếu uống quá nhiều sẽ gây ra ung thư gan.
Không nên ăn đồ quá nóng, hạn chế tối đa thuốc là, rượu bia và các chất kích thích khác.
Nên thực hiện chế độ ăn nhiều rau xanh, ít mỡ động vật để phòng bệnh ung thư dạ dày, ung thư vú, ung thư thực quản.
Không nên ăn nhiều thịt nướng cá muối, thịt muối, rau cà muối vì dễ gây ra ung thư ruột, dạ dày, thực quản.
Nên tăng cường ăn nhiều thực phẩm có chất xơ tự nhiên, vitamin C, E. Ăn nhiều rau xanh sạch, quả chín và nấm sẽ phòng bệnh ung thư dạ dày và ung thư ruột kế hiệu quả.
Thường xuyên ăn hải sản, để giúp tăng thêm lượng iốt và canxi cho cơ thể, giảm thiểu khả năng gây ung thư dạ dày.
Xem thêm
4 Loại thực phẩm chữa đau dạ dày hiệu quả nhất
5 loại trái cây cần hạn chế khi bị đau dạ dày
Những người có tiền sử mắc bệnh dạ dày:
Nếu trong gia đình bạn có người mắc ung thư dạ dày, hoặc các bệnh khác như: thiếu máu ác tính, u thịt dạ dày, viêm dạ dày mãn tính, niêm mạc dạ dày tăng sinh khác thường, loét dạ dày tá tràng… thì tốt nhất bạn nên kiểm tra sức khỏe dạ dày định kỳ để phát hiện và có hướng điều trị ung thư dạ dày ngay khi còn sớm.
Các biểu hiện của bệnh ung thư dạ dày giai đoạn đầu thường mờ nhạt và dễ bị nhầm lẫn với các chứng bệnh tiêu hóa khác.
Do đó người bệnh cần hết sức thận trọng, khi gặp các vấn đề về tiêu hóa thì tốt nhất không nên chủ quan, hoặc tìm cách tự điều trị mà nên đi khám để biết chắc về tình hình bệnh và có hướng điều trị loét dạ dày triệt để.
Trên đây là một số lưu ý trong ăn uống, sinh hoạt để phòng bệnh ung thư dạ dày.
Hy vọng qua bài viết bạn đọc có thêm những kiến thức bổ ích giúp bản thân và gia đình có thể tránh xa chứng bệnh nguy hiểm này.