
Bệnh cứng cổ là bệnh khó xoay chuyển đầu, hay khi quay đầu thường đau khớp cổ có khi lan xuống vai gáy và các vùng khớp lân cận.
Bệnh cứng cổ cần phải điều trị kịp thời nhằm tránh tình trạng thoái hóa đốt sống cổ, viêm đốt sống cổ.

Triệu chứng lâm sàng bệnh cứng cổ
Cổ đau và không xoay được. Mỏi cơ cổ, viêm mô xơ, cơ – khớp cổ bị phong thấp, vẹo cổ do phì đại cột sống cổ.
Cơn đau kéo dài có thể ảnh hưởng đến vùng mang tai làm sái cổ, đau lan lên đầu làm nhức đầu, đau hai bên thái dương, vùng trán.
Khi mùa lạnh hoặc môi trường thay đổi Người bệnh sẽ cảm thấy đau rõ rệt hơn.
Nguyên nhân và bệnh lý
Cứng cổ nặng thường đi chung với cử động bị hạn chế, có thể là do tư thể ngủ không hợp lý, làm việc lau với một tư thế, hoặc làm việc sai tư thế, làm nghẽn lại khí, huyết trong các đường kinh, hay gây ra bởi gió và lạnh nhiễm vào cổ và lưng, đưa đến những cục tụ máu và ứ khí làm tắc nghẽn các đường kinh.
Điều trị bệnh cứng cổ
Huyệt chính: Bát hội huyệt
Các huyệt phụ: Phong trì, Kiên tỉnh
Châm cứu và giác hơi với tư thế ngòi. Xoa bóp mạnh ở huyệt Thiên trụ với phần cuối của lòng bàn tay và điều trị bằng cách đặt điện cực ở các huyệt nêu trên, mỗi huyệt 10-20 phút, mỗi ngày 1 lần
Các triệu chứng đau khác
Triệu chứng lâm sàng của các chứng đau này
Trên lâm sàng, đó có thể là cơn đau căng, đau như dao dâm, đau rát và đau nhức. Đau có thể xảy ra ở mọi nơi trên cơ thể, thường là ở vai, lưng, chân và tay.
Nguyên nhân và bệnh lý gây ra đau xương khớp
Đau có thể do nhiều loại bệnh gây ra với cơn đau là nhóm triệu chứng chính, bao gồm cả đau trong viêm cấp và mân, đau do thần kinh và đau do ung thư.
Điều trị các chứng đau xương khớp
Huyệt chính: Bát hội huyệt
Các huyệt phụ: Đau cổ: Kiên tình, Kiên trung du, Đại chùy; Đau tạỵ: Thận du, Hợp cốc, Ngoại quan; Đau eo lưng: Mệnh môn, Yêu du, Đại trường du, Hoang môn; Đau chi dưới: Túc tam lý, Dương lăng tuyền, Giải khê
Xem thêm bệnh
Viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp qunh vai – cánh tay