Axit uric là gì? Nguyên nhân tăng Axit Uric trong máu? Hiện nay có rất nhiều bác sĩ không chuyên khoa thường kết luận bệnh gout gây ra bởi việc tăng Axit Uric trong máu là nguyên nhân dẫn đến bệnh Gout và cho bệnh nhân điều trị luôn.
Đây là một quan niệm cực kỳ sai lầm, bác sĩ chỉ có thể kết luận bệnh nhân mắc bệnh gout khi tăng Axit Uric máu đi kèm cùng với tình trạng lắng đọng Axit Uric gây nên tổn thương ở các chi khớp ở người bệnh.
Axit Uric là gì?

Axit Uric là một trong những những chất thải được hình thành nên từ sự chuyển hóa Purin có trong cơ thể con người.
Khi nồng độ Axit Uric máu tăng cao, nó sẽ bắt đầu xuất hiện ở màng hoạt dịch tại các chi khớp tay, chân.
Nồng độ Axit Uric trong máu tăng cao hơn bình thường gọi là tăng Axit Uric máu (tiếng anh gọi là Hyperuricemia).
Axit Uric thường được lọc bởi thận, sau đó bị đào thải ra khỏi cơ thể bằng đường tiểu. Tuy nhiên nếu cơ thể sản sinh quá nhiều Axit Uric sẽ khiến thận gặp tình trạng quá tải khi lọc, từ đó dẫn đến sự tích tự Axit Uric trong cơ thể hoặc đôi khi cũng do thận điều tiết quá ít Axit Uric dẫn đến tình trạng lắng đọng Axit Uric trong máu.
Nồng độ Axit Uric trong máu cao sẽ dần chuyển hóa thành các tinh thể Urat và tích tụ ở các mô mềm hoặc thường gặp là tích tụ ở các chi khớp như hình bên dưới.
Triệu chứng của các tinh thể Urat gây ra là người bệnh gout sẽ cảm thấy như có trăm ngàn cây kim đâm vào khớp cùng một lúc vô cùng đau đớn.
Bình thường nồng độ Axit Uric có trong máu sẽ luôn ở mức ổn định và an toàn, thường là 7,0 mg/dl (420 micromol/l), chỉ số này rất ít khi thay đổi do có sự cân bằng bởi quá trình tổng hợp và đào thải.
Axit Uric trong máu chỉ tăng lên khi mất sự cân bằng ở ở 2 quá trình này, thường thì sự mất cân bằng do một trong 2 nguyên nhân sau, 1 là nguyên nhân tăng Axit Uric trong máu do tăng sự tổng hợp Axit Uric, 2 là do giảm thải trừ Axit Uric ra khỏi cơ thể.
Axit uric được gọi là tăng khi nào? Được coi là tăng Axit Uric máu khi lượng Axit Uric trong máu tăng cao hơn giới hạn bình thường (chỉ số ở mỗi giới tính và độ tuổi sẽ khác nhau), ở nam giới thường là sẽ trên 7,0 mg/dl (hay trên 420 micromol/l), còn ở nữ giới thường sẽ trên 6,0 mg/l (360 micromol/l).
Nguyên nhân tăng Axit Uric máu
Có 5 nguyên nhân tăng Axit Uric phổ biến là: do dùng thuốc quá liều, do điều trị ung thư, do di truyền bẩm sinh, do ăn nhiều thức ăn chứa purin và do rượu bia.
1. Tăng nồng độ Axit Uric do dùng thuốc quá liều
Khi một người mắc bệnh thận và uống quá nhiều thuốc sẽ ảnh hưởng đến quá trình khó bài tiết Axit Uric ra khỏi cơ thể.
Thận không thể bài tiết Axit Uric trong có trong máu, kết quả là dẫn đến sự tăng cao đột biến lượng Axit Uric có trong cơ thể.
Ngoài ra, một nguyên nhân gây giảm bài tiết Axit Uric là do dùng nhiều thuốc như aspirin liều thấp; phenylbutazone liều thấp; sử dụng thuốc lợi tiểu trong thời gian dài như các loại thuốc furosemide, probenecid hay thuốc thiazide; các loại thuốc chữa bệnh lao như thuốc ethambutol, thuốc pyrazinamind; các thuốc acid ethacrynic, acid nicotinic…
2. Tăng nồng độ Axit Uric máu do điều trị ung thư
Một nguyên nhân tăng axit uric khác là thường xảy ra ở một số bệnh nhân điều trị ung thư bằng hóa trị, việc này sẽ làm gia tăng các tế bào ADN phân hủy thành Purin, từ đó dẫn đến tình trạng sản sinh quá nhiều Axit Uric trong máu.
3. Nguyên nhân tăng Axit Uric do di truyền bẩm sinh
Một hội chứng gout bẩm sinh có tên là Lesch – Nyhan (LNS), đây là một hội chứng di truyền hiếm gặp, thường chỉ thấy ở các bé trai, nguyên nhân gây ra do sự thiếu hụt men hypoxanthineguanine phosphoribosyltransferase (HGPT), xuất phát từ việc đột biến gen HPRT.
Tỉ lệ mắc bệnh này cũng rất thấp, chỉ khoảng dưới 1% người mắc hội chứng bẩm sinh này.
4. Nguyên nhân tăng Axit Uric máu do ăn nhiều thức ăn chứa Purin
Việc ăn uống quá nhiều các loại thực phẩm giàu đạm cũng có thể gây nên sự gia tăng Axit Uric trong máu.
Nguyên nhân là trong thành phần các thực phẩm này có chứa nhân Purin, từ đó chất này sẽ sản sinh ra Axit Uric dẫn đến bệnh gout, các loại thực phẩm giàu Purin có thể kể đến như các thịt đỏ như chó, bò, dê, các loại hải sản.

5. Nguyên nhân tăng Axit Uric trong máu do uống nhiều rượu, bia
Rượu sản sinh cao ra chất axit lactic có trong cơ thể, dẫn đến tình trạng axit lactic cạnh tranh trực tiếp đào thải với Axit Uric ở thận.
Rượu cũng tác động nhiều đến quá trình suy thoái adenine nucleotide dẫn đến việc sản sinh lượng Axit Uric nhiều hơn, lâu dần sẽ gây ra bệnh gout cho người bệnh.
Chưa kể, rượu còn có thể làm giảm bài tiết axit uric thông qua đường thận vì gây mất nước nhanh trong cơ thể. Còn uống nhiều bia cũng dẫn đến nguy cơ tăng axit uric, do bia là sản phẩm phụ của quá trình lên men, từ đó bổ sung nhân purin làm tăng nồng độ axit uric. Đây cũng là nguyên nhân tăng Axit Uric trong máu phổ biến và gây nên bệnh gout.